Những thuật ngữ thông dụng trong GameFi mà bạn không thể bỏ lỡ

Một trong những chủ đề nóng nhất trong ngành công nghiệp tiền điện tử trong thời gian nửa cuối năm 2021 đến nay đó chính là GameFi. Nếu như bạn là một newbie và đang sắp sửa gia nhập vào thị trường nóng hổi và đầy tiềm năng này. Đừng bỏ qua những thuật ngữ thông dụng trong bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức hay ho ngay!

1. GameFi là gì

Trước khi tìm hiểu qua những thuật ngữ thường được sử dụng trong GameFi. Chúng ta cần hiểu được bản chất của GameFi là gì?

GameFi = Game + Fi. Cụ thể hơn, đây là sự kết hợp giữa Game (rút gọn trong từ Video Game – Trò chơi điện tử) và Finance (Tài chính). Người dùng có thể kiếm được thu nhập bằng cách chơi game. Vì thế, GameFi phải cân bằng được yếu tố “Fi”, yếu tố tài chính trong game để có thể trụ vững và hấp dẫn người chơi.

Tìm hiểu thêm về GameFi qua: GameFi là gì và những điều cần biết cho người mới

GameFi

GameFi là gì – Hình ảnh: dautucoin.com

2. Những thuật ngữ thông dụng trong thế giới GameFi

Ở bất cứ lĩnh vực nào cũng có những thuật ngữ riêng dành cho “người trong ngành”. Và GameFi cũng vậy, hãy cùng điểm qua những thuật ngữ sau để có thể sẵn sàng bước chân vào thế giới trò chơi thú vị này nhé!

2.1. Coin và Token

Những ai trong thế giới crypto cũng không còn xa lạ với coin. Đây là một loại tiền điện tử, hay cũng có thể gọi là tiền ảo được xây dựng và phát triển trên nền tảng blockchain riêng biệt với mã nguồn mở, hoạt động độc lập với nhau.

Token cũng là đồng tiền điện tử nhưng phụ thuộc và phát triển trên một nền tảng blockchain của đồng coin khác. Đa phần, trong GameFi có hai loại token: 

  • Token quản trị: là token chính của game, với số lượng giới hạn.
  • Token thưởng: là loại token được dùng như một loại tiền tệ trong game, để thưởng cho người chơi khi tham gia các hoạt động, số lượng thường không giới hạn.

Ví dụ: Trong game DeFi Warrior, token quản trị là FIWA và token thưởng là CWIG. Người chơi sẽ có được CWIG khi tham gia các hoạt động trong trò chơi như PVP, Mining, Staking, Championship, vv,… 

Token FIWA

Hình minh họa Token trong game DeFi Warrior – Hình ảnh: digiinvest.online

2.2. NFT (Non-Fungible Token)

Là một loại token không thể thay thế, hay tài sản không thể thay thế được mã hóa trên hệ thống của blockchain. Trong GameFi, NFT được dùng để đại diện cho các vật phẩm có tính độc nhất trong game (đó có thể là các chiến binh hoặc vũ khí hoặc các bộ phận cơ thể gắn với skills).

2.3. Play to Earn (P2E)

Là một trong những thuật ngữ phổ biến nhất trong GameFi. P2E là chơi game để kiếm tiền. Người chơi sẽ có được thu nhập sau một thời gian chơi game. Tùy thuộc vào từng dự án game, chi phí bỏ ra mà người chơi sẽ nhận được các lợi ích, lợi nhuận khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau.

2.4. Pay to Play/Pay to Win (P2P/P2W)

Đây là mô hình mà người chơi phải trả phí để chơi. Thông qua việc đầu tư tiền để mua vật phẩm, nâng cấp,… nhằm tăng khả năng chiến đấu để có thể dành chiến thắng trong game.

2.5. Free to Play (F2P)

Đây là hình thức được khá nhiều người yêu thích khi bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm game mà không cần trả phí. Chính vì miễn phí nên phần thưởng dành cho người chơi sẽ khá ít và khó kiếm được thu nhập tốt.  

Nhà phát hành vẫn có được doanh thu từ quảng cáo hoặc bán các vật phẩm đặc biệt trong trò chơi,… 

Free to play

Free to Play game – Hình ảnh: Youtube

2.6. Metaverse

Là một thế giới kỹ thuật số được phát triển từ mạng Internet kết hợp với các công cụ hỗ trợ thực tế ảo tăng cường như VR, AR, MR nhằm giúp người dùng có những trải nghiệm chân thật nhất.

Một số GameFi ở giai đoạn hiện tại đang phát triển Metaverse để nâng cao trải nghiệm người dùng trong game.

Picture of Metaverse in the game DeFi Warrior

Hình ảnh Metaverse trong game DeFi Warrior – Hình ảnh: DeFi Warrior

2.7. Backer/ Investor/ Partner

Là những thuật ngữ chỉ nhà đầu tư, cố vấn, đối tác đứng sau nguồn quỹ đầu tư vào dự án.

2.8. DEV Team (Development Team)

Đội ngũ phát triển game, bao gồm cả nhà điều hành, quản lý và lập trình trò chơi. Một đội ngũ DEV uy tín sẽ có thông tin minh bạch được công khai để người dùng có thể tìm kiếm và tin tưởng về dự án hơn.

2.9. Roadmap

Một trong những tiêu chí để khách hàng và nhà đầu tư đánh giá được một dự án GameFi đó chính là Roadmap – Lộ trình phát triển của dự án. Mỗi dự án đều có một kế hoạch, lộ trình riêng để đi theo lộ trình đó và đạt được mục tiêu. 

Người dùng thường xem roadmap của dự án thông qua website của dự án đó. Chẳng hạn: Chúng ta có thể xem lộ trình phát triển của Game DeFi Warrior tại https://defiwarrior.io/

2.10. AMA

AMA (Ask me anything – Hỏi tôi bất cứ điều gì) là một sự kiện online mà ở đó nhà phát hành các game sẽ trả lời các câu hỏi mà cộng đồng đặt ra. Thông thường, AMA được tổ chức trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Youtube, Telegram, Discord,…

AMA of The Sandbox game

AMA của game The Sandbox (tháng 04/2021) – Hình ảnh: kucoinvn.com

2.11. Airdrop

Là sự kiện tặng miễn phí token trong game cho người chơi thông qua một số hình thức nhất định. Chẳng hạn như làm nhiệm vụ theo yêu cầu: follow các trang mạng xã hội, tham gia vào group Telegram, chia sẻ bài viết,… Những nhiệm vụ này khá đơn giản và thường thu hút nhiều người dùng tham gia để nhận token.

2.12. Public Sale

Là vòng bán token công khai, người chơi có thể mua token của game tại vòng này.

2.13. Private Sale

Khác với public sale, private sale là vòng bán token bí mật, chỉ dành cho những backer hoặc những người trực tiếp hỗ trợ dự án. 

2.14. Quests/ Missions

Là những nhiệm vụ mà người chơi phải thực hiện trong game để có thể nhận thưởng. Phần thưởng thường là các vật phẩm hoặc token.

Trên đây là những thuật ngữ thông dụng trong GameFi. Hy vọng có thể giúp bạn có thêm những kiến thức về thế giới game này. Cùng nhau “bỏ túi” những thuật ngữ này để không còn bị bỡ ngỡ hay khó hiểu khi gia nhập vào cộng đồng GameFi.