Onshore và Offshore không phải là thuật ngữ mới trong thế giới kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn không ít người còn phân vân về việc lựa chọn hai loại hình này. Vậy sự khác biệt giữa công ty Onshore và Offshore là gì? Loại hình nào chính là lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay bây giờ!
I. Onshore là gì?
Onshore về cơ bản đề cập đến bất kỳ hoạt động kinh doanh, giao dịch hoặc đầu tư nào diễn ra trong quốc gia của bạn.
II. Offshore là gì?
Offshore mang nghĩa tiếng Anh là “ngoài khơi”. Nhưng trong lĩnh vực kinh tế, Offshore là một thuật ngữ đề cập đến bất kỳ hoạt động kinh doanh nào diễn ra ở một quốc gia khác với nước sở tại.
Hay có thể hiểu rằng, đây là hình thức mở công ty ở nước ngoài một cách hợp pháp nhằm hưởng những chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài, mức thuế thấp, các quy định ít nghiêm ngặt, chi phí mặt bằng và nhân công rẻ hơn,…
III. . Sự khác biệt giữa công ty Onshore và Offshore
1. Định nghĩa
Công ty Onshore hay còn gọi là công ty trong nước. Đây là một thực thể pháp lý được thành lập tại một quốc gia để điều hành một doanh nghiệp trong phạm vi biên giới cụ thể đó. Các công ty này thường cư trú tại các quốc gia phát triển hơn về kinh tế.
Trong khi đó, công ty Offshore hay còn gọi là công ty nước ngoài. Đây là công ty được thành lập tại một khu vực tài phán bên ngoài quốc gia của nhà đầu tư.
2. Lợi ích
Lợi ích của công ty Onshore:
- Công ty Onshore không có các rào cản về văn hóa và ngôn ngữ, hay sự khác biệt về múi giờ.
- Gia công phần mềm an toàn, các quy tắc và quy định dễ hiểu, dễ tuân theo hơn. Bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia địa phương bất kỳ lúc nào.
- Mọi người có thể gặp gỡ và làm việc trực tiếp. Điều giúp dễ dàng truyền đạt nhu cầu và xây dựng mối quan hệ với công ty bạn đang làm việc.
Lợi ích của công ty Offshore:
- Công ty Offshore mang tính linh hoạt và thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau. Offshore có thể tiếp thị dịch vụ và sản phẩm ở các quốc gia mà họ đang hoạt động cũng như ở những nơi khác mà họ muốn.
- Việc chuyển tài sản sang các công ty hợp pháp ở nước ngoài sẽ tạo thêm một lớp bảo vệ mạnh mẽ cho tài sản của bạn khỏi các khoản nợ bất ngờ. Đồng thời, đăng ký công ty ở một địa điểm nước ngoài cũng giúp giảm nguy cơ tài sản của công ty bị kiểm tra bởi chúng nằm ngoài phạm vi quyền hạn của quốc gia bạn.
- Việc duy trì một công ty offshore thường dễ dàng hơn so với công ty trong nước.
- Đặc biệt, loại hình này giúp tiết kiệm nhiều chi phí và tiếp cận lao động lành nghề.
3. Quyền riêng tư
Các công ty Onshore được cung cấp ít quyền riêng tư hơn và chịu sự kiểm soát của nhà nước nhiều hơn.
Các công ty Offshore và chủ sở hữu của họ được cung cấp quyền riêng tư hoàn toàn. Thông tin công ty không được đưa ra bên ngoài. Ở một số khu vực pháp lý, các công ty offshore cung cấp mức độ bảo mật rất cao mà một công ty trong nước không có.
IV. Doanh nghiệp nên chọn công ty Onshore hay Offshore?
Mỗi loại hình công ty đều có những ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn công ty Onshore hay Offshore phụ thuộc vào mục tiêu, tình trạng tài chính và doanh nghiệp của bạn.
Công ty onshore phù hợp với những doanh nghiệp muốn phát triển phần mềm của họ từ đầu. Họ sẽ dễ dàng tìm thấy các đội ngũ, chuyên gia phát triển phần mềm địa phương đáng tin cậy mà có thể tương tác trực tiếp.
Bên cạnh đó, với những lợi ích nổi bật mà offshore mang lại, hoạt động phát triển phần mềm ở nước ngoài rất phổ biến trong những năm gần đây. Không khó để tìm thấy các công ty cung cấp dịch vụ offshore.
Vì vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn loại hình công ty Offshore. Hiện nay, hầu hết các nhà phát triển phần mềm offshore đều có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ quốc tế là Tiếng Anh. Thế nên ngôn ngữ không phải là rào cản quá lớn.
Cuối cùng, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn các công ty uy tín khi hợp tác và làm việc.
Kết luận
Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về hai loại hình công ty onshore và offshore. Trên thực tế, một công ty nước ngoài có thể thực hiện bất kỳ loại hình kinh doanh nào mà một công ty trong nước có thể xử lý. Tuy nhiên, cần nhìn nhận và phân biệt rõ onshore và offshore để có thể lựa chọn công ty phù hợp nhất.
Tìm hiểu thêm về vai trò của công ty Offshore tại đây.