Công nghệ tự động hóa là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất và phân phối hàng hóa hiện nay. Tự động hóa ra đời giúp cho các doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình sản xuất, giảm chi phí và tăng thêm lợi nhuận. Vậy công nghệ tự động hóa là gì? Công nghệ này có những ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
1. Công nghệ tự động hóa là gì?
Công nghệ tự động hóa là công nghệ sử dụng các quy trình lặp đi lặp lại để thay thế quy trình làm việc thủ công thông qua trung tâm dữ liệu và triển khai đám mây. Tự động hóa được thiết kế để thay thế nhân lực, đơn giản hóa quy trình làm việc của con người đồng thời nâng cao năng suất lao động.
Hiểu một cách đơn giản, tự động hóa là quá trình sử dụng các thiết bị máy móc để vận hành những chương trình đã được lập trình sẵn.
2. Siêu tự động hóa là gì?
Siêu tự động hóa là một phần mở rộng của công nghệ tự động hóa quy trình kinh doanh truyền thống, cải tiến hơn so với quy trình đơn lẻ. Siêu tự động hóa có thể lặp đi lặp lại các lệnh nhờ vào sự kết hợp của công cụ AI và RPA.
RPA (Robotic Process Automation), đây là một dạng công nghệ tự động hóa quy trình kinh doanh dựa trên rô-bốt phần mềm hay trí tuệ nhân tạo.
Trí tuệ nhân tạo là yếu tố quan trọng cấu thành nên siêu tự động hóa. Nhờ vậy, siêu tự động hóa mang lại nhiều lợi ích như thúc đẩy tốc độ làm việc, triển khai lực lượng lao động kỹ thuật số, đơn giản hóa quy trình kinh doanh…
3. Ưu và nhược điểm của công nghệ tự động hóa
Việc nghiên cứu và phát triển công nghệ tự động hóa giảm đáng kể hoạt động của công nhân, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tự động hóa cũng có những ưu và nhược điểm đặc trưng, cụ thể như sau:
3.1. Về ưu điểm:
- Nâng cao hiệu quả vận hành tại nhà máy và tiết kiệm sức lao động:
Công nghệ tự động hóa giúp người lao động thoát khỏi môi trường làm việc nguy hiểm và áp lực thông qua các lệnh điều khiển từ xa, có thể thực hiện với ít số lượng lao động nhất.
- Giúp tiết kiệm năng lượng và vật liệu:
Tự động hóa có thể duy trì và điều chỉnh nhiệt độ, lượng nguyên vật liệu, lượng nước trong quá trình sản xuất tại các nhà máy thông qua các nút tự động. Hệ thống này điều chỉnh và kiểm soát việc tiêu hao năng lượng giúp tối ưu hóa năng lượng tiêu hao mà vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất và vận hành.
- Cải thiện và theo dõi chính xác chất lượng sản phẩm:
Hệ thống tự động hóa được lập trình sẵn về thông số và tiêu chuẩn của thành phẩm. Chất lượng của sản phẩm sẽ được theo dõi trong quá trình sản xuất và được kiểm tra chính xác chất lượng tại khâu cuối cùng.
- Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thấp hơn:
Công nghệ tự động hóa có thể tự vận hành, giảm chi phí lao động của máy móc do con người điều khiển. Ngoài ra, việc tự động hóa kiểm soát nguyên vật liệu và thời gian sản xuất cũng giúp cho chi phí sản xuất giảm. Tất cả những yếu tố này làm giá thành sản phẩm thấp hơn, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm và gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
3.2. Về nhược điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu cao:
Tự động hóa là hệ thống sử dụng phần lớn các loại máy móc thay cho con người để vận hành. Chính vì vậy, để lắp đặt được hệ thống này, doanh nghiệp cần bỏ ra số tiền lớn.
- Cần giám sát, bảo dưỡng thường xuyên:
Hệ thống tự động hóa là một chuỗi các máy móc và các lệnh. Do vậy, hệ thống cần được bảo trì và giám sát thường xuyên. Nếu máy móc trong một bộ phận bị hỏng thì toàn bộ hệ thống sẽ bị ảnh hưởng.
- Độ bảo mật không cao:
Công nghệ tự động hóa được vận hành thông qua các phần mềm, do đó, những phần mềm này có thể bị xâm nhập và đánh cắp thông tin khiến cho quá trình sản xuất bị tấn công và gây gián đoạn.
4. Một số loại công nghệ tự động hóa phổ biến
Hiện nay, tự động hóa được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, do vậy có nhiều loại tự động hóa khác nhau, sau đây là số loại phổ biến:
Với lĩnh vực công nghiệp, gồm có các loại tự động hóa:
- Tự động hóa công nghệ CNC
- Tự động hóa công nghệ CAM
- Tự động hóa công nghệ công nghiệp
Với lĩnh vực xây dựng, gồm có:
- Tự động hóa cấp điện tòa nhà
- Tự động hóa quản lý tòa nhà có dây
- Tự động hóa quản lý không dây
Với lĩnh vực sản xuất, gồm có:
- Tự động hóa cố định
- Tự động hóa lập trình
- Tự động hóa linh hoạt
Bên cạnh các công nghệ tự động hóa trên, còn có các loại tự động hóa như tự động hóa công nghệ thông tin, tự động hóa dịch vụ, tự động hóa hoạt động bán lẻ, tự động hóa quy trình sản xuất…
5. Xu hướng tự động hóa phát triển phần mềm trong tương lai
Với sự phát triển của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo như hiện nay, trong tương lai, công nghệ tự động hóa sẽ có xu hướng phát triển dựa trên trí tuệ nhân tạo.
Mặc dù không phải là loại công nghệ mới, nhưng tự động hóa công nghệ thông tin vẫn đang trên đà phát triển. Trong những năm tới, công nghệ tự động hóa công nghệ thông tin sẽ tiếp tục chuyển đổi theo các hướng như:
- Ứng dụng AI vào công nghệ tự động hóa:
Hệ thống tự động hóa sẽ trở nên thông minh và linh hoạt hơn nhờ việc ứng dụng AI. Các hệ thống tự động hóa trong tương lai có khả năng sẽ phụ thuộc nhiều vào trí tuệ nhân tạo. AI sẽ giúp cải thiện quá trình hoạt động của hệ thống thông qua việc tổng hợp thông tin, nâng cao cấu hình, nâng cao hiệu suất vận hành, khắc phục những nhược điểm của tự động hóa hiện nay.
Ví dụ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể cải thiện tình trạng bảo mật thông tin của các hệ thống công nghệ tự động hóa hiện nay.
- Ứng dụng thực tế tăng cường (AR):
Ứng dụng thực tế tăng cường và tự động hóa giúp thúc đẩy quá trình đào tạo nhân lực mới cho thị trường lao động nhanh chóng. Sau đại dịch Covid – 19, hàng triệu người lao động đã mất việc, do vậy nhiều doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ tự động hóa tích hợp AR để thu hút và đào tạo nhân viên để tăng cường sản xuất, phục hồi kinh tế.
Điển hình, Onetech Việt Nam đang sử dụng hệ thống văn phòng ảo để tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới ở nhiều phòng ban trong công ty này.
Kết luận
Công nghệ tự động hóa không chỉ giúp người lao động nâng cao năng suất lao động, hạn chế các sai sót trong sản xuất mà còn giúp giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Hệ thống tự động hóa nhiều loại khác nhau, tùy vào lĩnh vực ứng dụng. Đồng thời, hệ thống này cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, trong tương lai, công nghệ tự động hóa sẽ được cải thiện hơn nữa nhờ vào trí tuệ nhân tạo.
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống tự động hóa. Hiện nay, BAP cũng là một trong những đơn vị cung cấp các dịch vụ về công nghệ thông tin và phần mềm tự động hóa cho nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, BAP Software sẵn sàng cung cấp tới bạn những dịch vụ công nghệ tốt nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi thông qua form này.