Doanh nghiệp nên lựa chọn phát triển Web app hay ứng dụng di động  

Khi nhắc đến phát triển phần mềm, có hai mảng lớn nhất đó là phát triển ứng dụng Web và ứng dụng di động. Để lựa chọn được loại App phù hợp với mình, doanh nghiệp cần hiểu rõ ưu, nhược điểm của từng loại đồng thời hiểu được sự khác biệt giữa chúng.

Trong bài viết này, BAP Software sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích về phát triển Web App và ứng dụng di động cũng như cung cấp thông tin để doanh nghiệp lựa chọn phát triển loại ứng dụng nào phù hợp nhé!

I. Ưu và nhược điểm của phát triển ứng dụng Web 

Web application development

Phát triển ứng dụng Web thường được lập trình bằng các ngôn ngữ và framework phức tạp. Nguồn: castcraft-software.com

Phát triển Web App là quá trình tạo lập các phần mềm hoạt động thông qua mạng Internet dựa trên trình duyệt Web. Người dùng có thể truy cập các ứng dụng Web trên nhiều nền tảng khác nhau và trao đổi thông tin liền mạch trên các thiết bị.

Ưu điểm:

  • Lập trình viên có thể phát triển Web App với các ngôn ngữ lập trình phổ biến.
  • Chi phí phát triển Web App khá rẻ.
  • Thời gian phát triển Web App ít hơn so với các loại ứng dụng khác.
  • Web App có khả năng tương thích với hầu hết các hệ điều hành và tất cả các thiết bị.

Nhược điểm: 

  • Bắt buộc kết nối Internet để phát triển, sử dụng và bảo trì ứng dụng Web.
  • Chi phí cải thiện Web App cao, nếu không nâng cấp thì chất lượng hiển thị thấp.

II. Ưu và nhược điểm của phát triển ứng dụng di động là gì?

mobile application development

Phát triển ứng dụng di động yêu cầu Developer có kỹ năng chuyên môn vững bởi đây là quá trình khá phức tạp. Nguồn: giasutaihanoi.edu.vn

Phát triển ứng dụng di động là quá trình sáng tạo ra các phần mềm hoạt động trên các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng. Các phần mềm này cung cấp cho người dùng nhiều dịch vụ khác nhau áp dụng trong công việc, học tập đến giải trí.

Ưu điểm:

  • Nhà phát triển có thể tạo ra ứng dụng có tính bảo mật cao bởi Smartphone App chỉ được phép tiếp thị khi cửa hàng ứng dụng cho phép.
  • Có thể tạo ứng dụng di động một cách dễ dàng nhờ các công cụ hỗ trợ, SDK… 

Nhược điểm: 

  • Chi phí phát triển ứng dụng di động khá cao.
  • Việc duy trì và bảo trì ứng dụng điện thoại di động mất nhiều thời gian cũng như chi phí.
  • Ứng dụng điện thoại di động chỉ có thể hoạt động trên các hệ điều hành như Android, iOS.

III. So sánh giữa phát triển Web và phát triển ứng dụng di động

Comparison between Web development and mobile application development

Ứng dụng Web và ứng dụng di động đều là những phần mềm được nhiều người dùng ưa chuộng. Nguồn: magenest.com

Mặc dù sản phẩm cuối cùng của phát triển App Web và phát triển ứng dụng di động có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên, hai hình thức phát triển này có nhiều điểm khác nhau.

Phát triển WebPhát triển ứng dụng di động
Quá trình phát triển
  • Quá trình phát triển nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
  • Sử dụng ngôn ngữ lập trình JavaScript, CSS, HTML.
  • Không cần quá nhiều quy trình kiểm thử.
  • Thời gian phát triển lâu do xây dựng phần mềm tương thích với từng nền tảng như Android, iOS.
  • Cần khá nhiều lần kiểm thử trên nhiều thiết bị và nền tảng.
Chi phí phát triển
  • Chi phí phát triển Web tiết kiệm hơn do sử dụng một coinbase cho nhiều nền tảng
  • Không cần chi trả phí cho các hệ điều hành.
  • Quá trình phát triển ứng dụng điện thoại di động phức tạp với nhiều tính năng nên chi phí khá cao.
  • Ứng dụng điện thoại di động yêu cầu trả phí bảo trì, cập nhật khi tiếp thị trên các nền tảng như Android, iOS.
Tính năng
  • Truy cập mọi thiết bị có kết nối Internet.
  • Tích hợp linh hoạt với các dịch vụ web.
  • Có thể hoạt động mà không cần Internet.
  • Tận dụng được các tính năng của thiết bị như cảm biến, camera.

IV. Một số điểm quan trọng cần xem xét khi phát triển web App và ứng dụng di động

Khi phát triển Web App và ứng dụng di động, nhà phát triển cần xem xét kỹ lưỡng những khía cạnh sau:

Responsive Design:

Responsive Design

Responsive Design quyết định tới khả năng tương thích với màn hình thiết bị của ứng dụng. Nguồn: webfx.com

Responsive Design giúp  tạo ra giao diện thích ứng tốt hơn trên mọi kích thước và độ phân giải màn hình thiết bị. Để tối ưu giao diện, nhà phát triển thường  sử dụng các công cụ như Flexible Grid, Responsive Image và CSS Media Query.

Bài viết liên quan

Responsive Design là gì? Các xu hướng mới trong Responsive Design

Responsive Design là gì? Các xu hướng mới trong Responsive Design

Ngày nay, việc tìm kiếm thông tin trên Internet ngày càng trở nên phổ biến và dễ dàng nhờ các thiết bị di động. Thông thường, người dùng sẽ truy cập Internet...

– Ứng dụng Web Phi Tập Trung (Progressive Web Apps – PWAs):

Ứng dụng Web Phi Tập Trung là một phần mềm công nghệ web có thể chạy trên nhiều thiết bị mà chỉ cần một cơ sở mã.

Ứng dụng Web Phi Tập Trung có chi phí phát triển thấp hơn, có khả năng tương thích với đa thiết bị, có thể hoạt động ngoại tuyến và có thể chạy trên trình duyệt Web mà vẫn mang lại các tính năng như ứng dụng thông thường.

Bài viết liên quan

Progressive Web Apps là gì? Vì sao doanh nghiệp nên ứng dụng PWAs?

Progressive Web Apps là gì? Vì sao doanh nghiệp nên ứng dụng PWAs?

Progressive Web Apps là một trong những phần mềm thế hệ mới, giúp tăng trải nghiệm người dùng và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Progressive Web Apps được áp...

– API và Microservices:

Microservices là một cấu trúc phần mềm hỗ trợ phát triển các ứng dụng phân tán. Theo Microservices, ứng dụng được phân chia thành các service độc lập, có khả năng hoạt động độc lập và giao tiếp qua HTTP. 

API là một công cụ quản lý và kiểm soát lưu lượng API trong một hệ thống phân tán. API được xem là trung gian giữa các ứng dụng và dịch vụ. Do đó, trong quá trình phát triển ứng dụng di động, lập trình viên cần chú trọng đến API.

APIs and Microservices

API và Microservices liên quan đến hoạt động nội bộ của các chương trình trong ứng dụng. Nguồn: agilitycms.com

Cả API và Microservices đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ứng dụng và cung cấp các tính năng đặc biệt giúp phát triển phần mềm và tích hợp chức năng hiệu quả hơn. Do đó, nhà phát triển cần xem xét tận dụng API và Microservices trong việc phát triển web và ứng dụng điện thoại di động.

Bài viết liên quan

Microservices và API gateway: Tầm quan trọng và ứng dụng thực tế

Microservices và API gateway: Tầm quan trọng và ứng dụng thực tế

Trong thời đại công nghệ phát triển, việc sử dụng các ứng dụng tích hợp với nhiều nền tảng đã trở thành xu hướng đối với người dùng. Để tạo ra nh...

– Tích Hợp Đăng Nhập và Đăng Ký (Authentication and Authorization):

Authentication là quá trình xác nhận danh tính của người dùng còn Authorization có nghĩa là cấp quyền truy cập vào ứng dụng.

Authentication and Authorization đều là những thành phần quan trọng của cả quy trình phát triển Smartphone App và Web App. Nhà phát triển cần tuân theo các phương pháp xác thực ứng dụng dành cho thiết bị di động và web. Một số phương pháp như xác thực đa yếu tố, giảm lượng tương tác của người dùng,…

Bài viết liên quan

Tất tần tật về Authentication vs Authorization trong phát triển phần mềm

Tất tần tật về Authentication vs Authorization trong phát triển phần mềm

Ngày nay, việc phát triển phần mềm ngày càng trở nên phức tạp và có nhiều mối đe dọa về bảo mật thông tin. Bắt kịp xu hướng đó, cơ chế Authentication va...

– Testing và Debugging:

Debugging là quá trình rà soát và phát hiện tác nhân gây ra lỗi trong phần mềm. Trong khi đó, Testing có nghĩa là quá trình kiểm thử phần mềm.

Cả hai quá trình này đều là nhiệm vụ của nhà phát triển, đóng vai trò quan trọng bởi chúng quyết định tới chất lượng sản phẩm ứng dụng cuối cùng. Chính vì vậy, Developer cũng cần quan tâm tới Testing và Debugging.

– Payment Gateway: 

Payment Gateway

Thiết lập Payment Gateway là một công đoạn nhỏ trong quá trình phát triển ứng dụng di động, đảm bảo cho những giao dịch an toàn trong tương lai. Nguồn: geeksforgeeks.org

Payment Gateway là công nghệ được áp dụng trong các ứng dụng để chấp nhận thanh toán bằng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng của người dùng. Payment Gateway là tính năng cần thiết trong quá trình phát triển ứng dụng web hay ứng dụng di động nếu sản phẩm cuối cùng là ứng dụng có thu phí.

Kết luận

Phát triển Web App và ứng dụng di động đều là những nhiệm vụ quan trọng của các Developer. Phát triển Web và ứng dụng di động có nhiều điểm khác biệt, tuy nhiên, khi tạo phần mềm mới, Developer vẫn cần chú ý tới một số khía cạnh chung liên quan tới Web và ứng dụng di động như Responsive Design, API và Microservices, Tối ưu hóa hiệu suất, …

Hiện nay, BAP Software cũng đang cung cấp các dịch vụ về phát triển web và ứng dụng di động. BAP tự hào là một trong những đơn vị đi đầu ở Việt Nam phát triển App Hybrid cung cấp cho thị trường Nhật, Singapore và Việt Nam. Chúng tôi có thế mạnh về Ruby On Rails, Java, PHP…. Phía frontend chúng tôi dùng vue.js, Angular.js,…đảm bảo các web application có khả năng chạy tốt trên các nền điện thoại smartphone hoặc tablet.

Nếu bạn quan tâm đến phát triển ứng dụng hoặc có nhu cầu tư vấn về các dịch vụ blockchain, AI, Salesforce,… hãy liên hệ ngay với BAP Software!