Metaverse – Xu thế đổi mới thế giới

Nhắc đến xu hướng công nghệ mới, chúng ta không thể nào bỏ qua cụm từ “Metaverse”. Nó được mệnh danh là sự phát triển tiếp theo của Internet, và có thể đem lại cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời. Vậy Metaverse là gì? Bạn đã hiểu hết về nó chưa? Nếu bạn còn thắc mắc về những gì chúng ta có thể được trải nghiệm trong siêu vũ trụ ảo, bài viết này là dành cho bạn!

1. Metaverse là gì?

Đây là sự kết hợp giữa Internet và VR (Virtual Reality- Công cụ thực tế ảo) hay AR (Augmented Reality – Thực tế ảo tăng cường), hoặc MR (Mixed Reality – Kết hợp giữa VR và AR). Tất cả tạo nên một thế giới ảo nhằm kết nối mọi người trên toàn cầu với nhau, giúp người dùng có những trải nghiệm chân thật nhất. 

Theo The Wall Street Journal (một trang báo lớn của Mỹ), Metaverse sẽ là một thế giới tương lai mang đến sự đổi mới về công nghệ và làm thay đổi cách chúng ta sống và làm việc ở các lĩnh vực như giáo dục, kinh tế, quản lý hạ tầng,…

2. Chúng ta có thể trải nghiệm những gì trong thế giới Metaverse?

Sẽ thật tuyệt vời khi chúng ta có thể được trải nghiệm những hoạt động trong thế giới ảo như đời sống thật. Andrew Kiguel – CEO Tokens.com đã nói: “Metaverse là hình thức tiếp theo của mạng xã hội. Bạn có thể tham gia lễ hội, buổi hòa nhạc hoặc bảo tàng như ngoài đời thực”. 

Hãy cùng điểm qua một số hoạt động phổ biến sau:

2.1. Làm việc

Làm việc trong thế giới Metaverse. Tại sao không?

Trong thời gian dài của đại dịch Covid-19, làm việc từ xa đã trở nên quen thuộc với mọi người tại khắp nơi trên thế giới. 

Metaverse world

Làm việc trong thế giới Metaverse – Hình ảnh: moeara.com

Công ty Meta của Mark Zuckerberg hiện đang giới thiệu dịch vụ Horizon Workroom, sử dụng kính Oculus để tham gia các phòng họp ảo, khác với việc gặp nhau qua màn hình máy tính nhờ mạng Internet.

Với Virtual Tracking Technology (Công nghệ dò vị trí ảo), bạn có thể mang cả bàn làm việc và bàn phím ngoài đời thật vào vị trí tương thích trên văn phòng ảo. Đây là công cụ hữu ích để mọi người có thể gặp gỡ đồng nghiệp mà không cần di chuyển đến văn phòng, hoặc tham gia cuộc họp với đối tác nước ngoài mà không cần thông qua những chuyến bay.

2.2. Học tập

Trong khi lớp học truyền thống không có khoảng cách về không gian, mọi người có thể tương tác trực tiếp với nhau, thì học tập trong thế giới ảo cũng hữu ích để giáo viên và học sinh có thêm nhiều trải nghiệm mà lớp học truyền thống chưa thể có được. 

Oculus glasses

Học tập với thiết bị kính Oculus – Hình ảnh: euronews.com

Học viện Optima bang Florida, Mỹ đã thông báo kế hoạch thành lập trường học ảo vào đầu năm 2022. Họ sẽ trang bị kính Oculus cho học sinh và tạo điều kiện cho các em tự chọn các khóa học tham quan các địa điểm trên Metaverse.

Phòng học ảo trên Metaverse kết hợp với công nghệ VR cho phép học sinh, giáo viên tương tác với các vật thể ảo. Tất cả nhằm nâng cao trải nghiệm của học sinh, tạo sự hứng thú khi tham gia học cũng như giúp giáo viên truyền đạt bài giảng một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.  

2.3. Kinh doanh 

Tầm hoạt động của Metaverse là không giới hạn. Vì thế, mọi người có thể ứng dụng và sáng tạo vào trong hoạt động kinh doanh ở đa dạng lĩnh vực.

Một ví dụ tiêu biểu có thể kể đến đó là Gucci – một trong những thương hiệu quyền lực trong ngành thời trang thế giới. Thông qua việc kết hợp với trò chơi Roblox, Gucci đã kinh doanh thời trang ảo và mang lại doanh thu hàng triệu đô.

Người chơi Roblox có thể mua sắm các phụ kiện Gucci cho những nhân vật trong game của mình. Các mặt hàng được săn đón rất nhiều. Và thậm chí, số lượt tìm kiếm những chiếc túi xách ảo còn nhiều hơn túi thật.

Gucci Metaverse

Túi xách Gucci được bán trong Roblox – Hình ảnh: diendandoanhnghiep.vn

2.4. Đầu tư

Bên cạnh kinh doanh, người dùng có thể đầu tư vào bất động sản trên thế giới Metaverse. Đó là những khu đất ảo, nhưng lại thu hút rất nhiều người đổ tiền vào. Những cái tên nổi tiếng thu hút giới đầu tư có thể kể đến như: Decentraland, Sandbox, Somnium,… 

Theo Edul Patel – CEO và Co-founder Mudrex: “Đất đai trong thế giới Metaverse không gì khác ngoài các khối dữ liệu được xây dựng dựa trên một chuỗi khối và được đại diện bởi một tài sản NFT của chuỗi khối tương ứng”. Bạn có thể mua, bán hay thuê bất động sản trong thế giới Metaverse để tạo ra thu nhập. 

Tuy nhiên, việc đầu tư vào bất động sản ảo cũng có thể mang lại rủi ro do tính biến động thất thường của không gian kỹ thuật số.

A land in Decentraland

Một mảnh đất trong Decentraland – Hình ảnh: businessinsider.com

2.5. Giải trí

Loại hình giải trí được tìm đến nhiều nhất đó chính là Game. Các loại trò chơi hiện đang từng bước chuyển sang Metaverse. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một trò chơi kết hợp Metaverse. DeFi Warrior Game là cái tên không thể bỏ lỡ. Trò chơi có một hệ thống sinh thái đầy đủ với tokenomics và game mechanisms. Cho phép sử dụng NFT (là các chiến binh) để chơi game, tạo mới, mua bán, nhân giống, staking và cho thuê,… giúp người chơi có thể hoàn vốn từ khoản đầu tư ban đầu, và tạo ra lợi nhuận.

Dự án vẫn đang trong quá trình phát triển Metaverse, nhằm mang lại cho người dùng trải nghiệm tốt nhất. Người chơi có thể đắm chìm trong chế độ 3D rất sống động, mời bạn bè vào thách đấu, xây dựng và sở hữu đất,… cùng rất nhiều chế độ hấp dẫn khác trong Quý 3 năm nay.

Defi Warrior Game

Bức hình Metaverse trong game Defi Warrior – Hình ảnh: Defi Warrior

Trên đây là những gì chúng ta có thể trải nghiệm trong thế giới Metaverse. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Đi cùng với tiến độ phát triển của thế giới kỹ thuật số, hy vọng chúng ta sẽ có được sự trải nghiệm đa dạng hơn nữa trong tương lai gần.