Offshore Development Center là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản dành cho doanh nghiệp 

Trong thời đại số hóa ngày nay, Offshore Development Center đang ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến cho các giải pháp phát triển phần mềm nhờ tính hiệu quả về chi phí và khả năng tiếp cận tốt với các chuyên gia công nghệ. Vậy Offshore Development Center là gì? Nó mang lại những lợi ích và ẩn chứa những rủi ro nào? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.  

I. Offshore Development Center là gì? 

Offshore Development Center (ODC) hay Offshore Software Development Center  có nghĩa là “Trung tâm phát triển phần mềm ở nước ngoài”. Cụ thể hơn, Offshore development center là một đội ngũ, công ty chuyên cung cấp các dịch vụ phát triển phần mềm nhưng được đặt tại một quốc gia khác. 

Quốc gia nơi ODC đặt trụ sở có mức sống thấp hơn nhiều so với quốc gia nơi công ty mẹ đặt trụ sở. Bởi mục đích chính của ODC là giúp giảm chi phí của công ty bằng cách sử dụng chênh lệch chi phí giữa hai quốc gia.  

Một ODC có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau và họ có nhiều chuyên gia ở nhiều vị trí mà doanh nghiệp cần. Chẳng hạn: nhà quản lý dự án, nhà phát triển, kỹ sư DevOps, kỹ sư QA, kỹ sư kiểm thử, nhà thiết kế, chuyên gia UX/UI,… 

Offshore Development Center là gì?

Offshore Development Center là Trung tâm phát triển phần mềm ở nước ngoài – Hình ảnh: hachinet.com

II. Ưu và Nhược điểm của ODC

1. Ưu điểm 

  • Giảm chi phí:

ODC giúp giảm thiểu chi phí đáng kể cho việc thiết lập cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp.    

  • Tiếp cận nhân lực có trình độ cao:

Công ty hoạt động ở quốc gia khác nên có thể tiếp cận nhóm nhân tài ở quốc gia đó. Nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, các ODC chuyên nghiệp rất chú trọng đến việc đào tạo và phát triển kỹ năng chuyên môn của nhân viên. Vì vậy, ODC thường có nguồn nhân lực CNTT dồi dào và có trình độ cao.  

  • Có thể kiểm soát tiến độ công việc:

Các hoạt động và tiến độ dự án luôn được kiểm soát tốt, bởi các trung tâm phát triển offshore thường tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn đến từ văn phòng chính. Khách hàng cũng có thể giám sát tiến  độ làm việc của nhân viên. Nếu có điều gì không phù hợp có thể yêu cầu sửa chữa ngay. 

Benefits of ODC

ODC giúp tiết kiệm chi phí và tiếp cận với các chuyên gia công nghệ – Hình ảnh: fullscale.io

2. Nhược điểm 

  • Giao tiếp và quản lý:

Việc thúc đẩy giao tiếp hiệu quả giữa tổ chức khách hàng và team offshore có thể khó khăn nếu không được quản lý đúng cách.  

  • Rào cản văn hóa:

Việc tuyển dụng các nhà phát triển ở các quốc gia có nền văn hóa khác biệt thường gắn liền với những thách thức xuất phát từ sự khác biệt về giá trị cá nhân và doanh nghiệp, thái độ giao tiếp,… Vì vậy, sự khác biệt văn hóa có thể ảnh hưởng đến quá trình làm việc.  

III. Các mô hình trung tâm phát triển Offshore 

Software ODC Classic  

Mô hình ODC Classic bao gồm một đội ngũ có các kỹ năng chuyên môn cần thiết để có thể thực hiện dự án theo yêu cầu và được giám sát bởi người quản lý. Loại mô hình làm việc này có lợi cho cả hai bên. Nó cho phép đội ngũ hiểu được tầm nhìn và mong muốn của khách hàng mà họ đang làm việc để cung cấp một sản phẩm đáp ứng mong đợi của khách hàng. 

Software ODC Classic

ODC Classic là mô hình biến nhất hiện nay – Hình ảnh: blog.arrowhitech.com

Software ODC Branded 

Mô hình này là lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp, tập đoàn muốn tham gia và kiểm soát quá trình phát triển phần mềm. ODC cung cấp cho doanh nghiệp của bạn sự hiện diện và đảm bảo rằng bạn đang ở trong hoạt động địa phương của nó.   

Software ODC Trust 

Software ODC Trust là mô hình đặc biệt được tạo ra dành cho những khách hàng yêu cầu mức độ bảo mật cao nhất trong mô hình thiết kế của họ. Vì vậy, mô hình này phù hợp với những người có phần mềm độc nhất vô nhị mà yêu cầu quyền sở hữu hay bằng sáng chế. Với tính bảo mật cao, địa điểm phát triển của nó cũng được bảo mật và cách xa nơi làm việc.  

offshore development center models

3 mô hình trung tâm phát triển offshore thông dụng – Hình ảnh: tinhte.vn

Như vậy, mỗi mô hình đều có những đặc điểm riêng. Nhìn chung, ODC Classic là loại phổ biến nhất và có chi phí rẻ nhất, tiếp đến là ODC Branded và cuối cùng là ODC Trust. 

Kết luận 

Tóm lại, trên đây là tổng quan về trung tâm phát triển offshore. Hy vọng bài viết này mang lại những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp. Các ODC thường có đầy đủ các cơ sở vật chất và nhân lực cần thiết để thực hiện toàn bộ quá trình phát triển phần mềm cho thị trường. Nếu doanh nghiệp bạn đang thiếu nguồn lực cho các dự án công nghệ hoặc muốn tiết kiệm chi phí, ODC là một lựa chọn đáng cân nhắc hiện nay!  

Tìm hiểu thêm về phát triển offshore tại đây.