Khi công nghệ ngày càng phát triển, mọi người đều bắt gặp nhiều loại phần mềm khác nhau giúp tự động hóa các công việc và tăng hiệu quả. Đặc biệt, sự thành công của một mô hình kinh doanh cũng phụ thuộc vào việc lựa chọn phần mềm ứng dụng phù hợp. Vậy phần mềm ứng dụng là gì, có những loại nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
I. Phần mềm ứng dụng là gì?
Trong công nghệ thông tin, phần mềm ứng dụng (Application Software) là chương trình máy tính có thể chạy trên mọi thiết bị điện tử như: máy tính, laptop, điện thoại thông minh,…
Nó được coi là chương trình người dùng cuối, bởi nó cho phép người dùng cuối thực hiện các chức năng cụ thể.
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, bên cạnh các ứng dụng cần được cài đặt vào máy, hầu hết các phần mềm ứng dụng có thể chạy trực tuyến trên các thiết bị điện tử thông qua trình duyệt web. Mục đích của phần mềm ứng dụng là hỗ trợ người dùng đơn giản hóa hoạt động và hoàn thành công việc một cách thuận lợi.
II. Chức năng của phần mềm ứng dụng là gì?
- Phân tích dữ liệu
- Quản lý thông tin
- Quản lý dự án
- Kế toán, quản lý tài chính
- Quản lý nhân sự
- Phát triển trang web
- Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
- Quản trị quan hệ khách hàng
III. Các loại phần mềm ứng dụng
Phần mềm ứng dụng được phân thành nhiều loại để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người dùng.
Có thể kể đến 3 loại chính:
- Phần mềm ứng dụng chung
- Phần mềm ứng dụng kinh doanh
- Phần mềm ứng dụng được phát triển tùy chỉnh
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về phần mềm ứng dụng kinh doanh.
Phần mềm Ứng dụng kinh doanh được thiết kế để thực hiện các chức năng và hoạt động kinh doanh, giúp thúc đẩy năng suất và lợi nhuận doanh nghiệp.
1. Phần mềm ứng dụng Quản trị quan hệ khách hàng (CRM)
Phần mềm ứng dụng CRM là công cụ thu thập, phân tích và lưu trữ toàn bộ thông tin khách hàng. Nó giúp doanh nghiệp kết nối và phát triển mối quan hệ với khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thương hiệu doanh nghiệp.
Trong thời đại công nghệ số, bạn có thể sử dụng phần mềm CRM trên nền tảng điện toán đám mây trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ. Vì thế bạn không cần phải cài đặt trên máy chủ của mình.
Ví dụ: Salesforce, Microsoft Dynamics CRM, Zoho CRM, HubSpot CRM là các phần mềm CRM phổ biến.
Tìm hiểu thêm về Salesforce tại đây.
2. Phần mềm ứng dụng Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
Phần mềm ERP là mô hình công nghệ all-in-one, nghĩa là bao gồm tất cả các hoạt động của doanh nghiệp chỉ trong một phần mềm. Nó giúp quản lý các hoạt động cốt lõi và quy trình kinh doanh trong một tổ chức.
Phần mềm này sẽ liên kết các ứng dụng, module khác nhau phục vụ từng bộ phận của doanh nghiệp, đảm bảo kết nối được với mọi phòng ban.
Ví dụ: Oracle, Odoo, Microsoft Dynamics ERP, ERP SAP Business One là các phần mềm ERP.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về Phần mềm ERP tại đây.
3. Phần mềm ứng dụng Quản lý dự án
Đây là một công cụ đa chức năng được tạo bởi các chương trình được thiết lập sẵn để quản lý dự án chặt chẽ, từ bước lập kế hoạch cho đến bước thực hiện dự án. Phần mềm còn giúp quản lý chi phí, ngân sách, sắp xếp nhân sự, theo dõi tiến độ công việc, tạo báo cáo,…
Ví dụ: Basecamp, Trello, Zoho Projects là các phần mềm Quản lý dự án.
4. Phần mềm ứng dụng Quản lý quy trình kinh doanh
Đây là một công cụ tự động hóa để tối ưu hóa các quy trình kinh doanh. Nó cung cấp cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh, nhanh chóng tạo ra giải pháp kinh doanh hiệu quả và hạn chế sai sót.
Ví dụ: Zoho Creator là nền tảng ứng dụng ít lập trình (low-code) giúp bạn tự thiết kế, phát triển và vận hành hiệu quả các quy trình kinh doanh.
5. Cơ sở dữ liệu
Phần mềm ứng dụng Cơ sở dữ liệu hay còn được gọi là Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS). Đây là phần mềm được sử dụng để tạo và quản lý cơ sở dữ liệu. Các tính năng bao gồm các công cụ sắp xếp, lọc, tạo biểu mẫu, xác định tiêu chí và tạo báo cáo. Sử dụng DBMS giúp tăng khả năng chia sẻ dữ liệu cho dù bạn ở bất cứ đâu.
Ví dụ: MySQL, PostgreSQL, Microsoft SQL Server, MongoDB là các phần mềm Cơ sở dữ liệu.
Phần mềm ứng dụng có nhiều loại và nó sẽ ngày càng gia tăng khi công nghệ càng phát triển và nhu cầu của người dùng càng đa dạng. Trước khi đầu tư vào một ứng dụng phần mềm, hãy lựa chọn và đảm bảo rằng nó phù hợp với hoạt động kinh doanh của bạn, cải thiện trải nghiệm của khách hàng và loại bỏ rủi ro.
Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu được “Phần mềm ứng dụng là gì?” và có được cái nhìn tổng quan về các loại phần mềm ứng dụng. Hiểu được các loại phần mềm ứng dụng khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn và ứng dụng loại phần mềm phù hợp, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện việc ra quyết định.