Cross-platform Development là gì? Tại sao doanh nghiệp cần phát triển ứng dụng đa nền tảng?

Song hành với sự phát triển của công nghệ thông tin và thiết bị di động, việc phát triển các phần mềm đa nền tảng đang dần trở nên cần thiết với chúng ta. Không chỉ có khả năng tương thích với nhiều hệ điều hành, Cross-platform Development còn mang lại trải nghiệm người dùng tuyệt vời. Để có cái nhìn tổng quan về phát triển đa nền tảng và hiểu rõ lý do tại sao doanh nghiệp cần phát triển ứng dụng đa nền tảng? Hãy cùng đón đọc nội dung dưới đây.

1. Cross-platform Development là gì?

What is Cross Platform?

Phát triển đa nền tảng tạo ra các ứng dụng hoạt động tại mọi nền tảng và hệ điều hành bất kỳ. Nguồn: appfutura.com

Ứng dụng đa nền tảng là loại ứng dụng được phát triển để có thể hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau. Ứng dụng này có khả năng tương thích với nhiều hệ điều hành như iOS, Android.

Cross-platform Development là việc mà các lập trình viên xây dựng các phần mềm có thể chạy trên các nền tảng khác nhau bằng một hệ thống mã duy nhất. Điều này có nghĩa là các công ty công nghệ có thể tung ra các ứng dụng mới nhanh chóng và chất lượng hơn.

2. Ưu và nhược điểm của Cross-platform Development 

Advantages and Disadvantages of Cross-platform Development

Cross-platform Development mang lại nhiều ưu điểm cho nhà phát triển. Nguồn: VTC Academy

2.1. Ưu điểm:

  • Dễ dàng tiếp cận khách hàng:

Phần mềm đa nền tảng có khả năng tương thích với nhiều nền tảng cũng như các thiết bị khác nhau nên nó được người dùng ưa chuộng và có độ phủ sóng cao. Giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng dễ dàng và nhanh chóng.

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí:

Sản phẩm của quá trình phát triển đa nền tảng là ứng dụng tương thích với nhiều nền tảng. Thay vì dành thời gian và công sức để tạo ra nhiều ứng dụng tương thích với từng nền tảng, các nhà lập trình đã viết mã một lần và tạo ra một ứng dụng duy nhất đáp ứng nhu cầu của người dùng trên nhiều nền tảng.

Bài viết liên quan

Progressive Web Apps là gì? Vì sao doanh nghiệp nên ứng dụng PWAs?
Progressive Web Apps là gì? Vì sao doanh nghiệp nên ứng dụng PWAs?

Progressive Web Apps là một trong những phần mềm thế hệ mới, giúp tăng trải nghiệm người dùng và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Progressive Web Apps được áp...

  • Tạo ra ứng dụng có sự đồng bộ hóa:

Ứng dụng đa nền tảng thường được sử dụng trên nhiều thiết bị và nhiều hệ điều hành khác nhau, do vậy, tính năng đồng bộ hóa của nó cũng được nhà phát triển chú trọng. Người dùng khi cài đặt ứng dụng đa nền tảng sẽ không cần phải cập nhật dữ liệu thủ công mà chỉ cần mất vài giây để đồng bộ hóa dữ liệu tại tất cả các nền tảng.

Điều này không chỉ mang lại sự thuận tiện cho người dùng mà còn hỗ trợ quá trình quản lý, nâng cấp ứng dụng trong quá trình sử dụng.

  • Công nghệ phát triển tiên tiến:

Các ứng dụng đa nền tảng sử dụng công nghệ lập trình tiên tiến giúp nâng cao chất lượng trải nghiệm của người dùng. Đây chính là một trong những điểm cộng của ứng dụng Cross-platform so với các loại ứng dụng khác. Cross-platform Development cũng được xem là xu hướng phát triển phần mềm mới tạo ra những ứng dụng đa năng mượt mà.

2.2. Nhược điểm:

Bên cạnh các ưu điểm trên, Cross-platform Development cũng có một số nhược điểm như:

  • Hạn chế về sự linh hoạt:

Nhược điểm đầu tiên của Cross-platform Development đó là tạo ra các ứng dụng có sự linh hoạt không cao. Các ứng dụng đa nền tảng dường như có quá nhiều tính năng đồng thời phải đáp ứng nhiều nền tảng cho nên sẽ có những rào cản nhất định so với loại ứng dụng dành riêng cho một nền tảng.

  • Chất lượng phần mềm không cao:

Thông thường, khi sử dụng công nghệ phát triển đa nền tảng, sản phẩm tạo ra sẽ có chất lượng không tốt bằng các ứng dụng chuyên biệt. Điều này là vì có khá nhiều yếu tố quyết định đến quá trình lập trình như giao diện người dùng khác nhau, công cụ và ngôn ngữ khác nhau, sự tương thích với bố cục nền tảng…Tuy nhiên, với công nghệ tiên tiến ngày nay, nó không còn là rào cản quá lớn.

3. Tại sao doanh nghiệp cần phát triển ứng dụng đa nền tảng?

Why do businesses need to develop cross-platform applications?

Cross-platform Development giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, thời gian và công sức xây dựng phần mềm. Nguồn: cashflowinventory.com

Doanh nghiệp cần phát triển các ứng dụng đa nền tảng đơn giản vì nó mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Dưới đây là một số lý do mà doanh nghiệp nên sớm áp dụng công nghệ phần mềm này:

  • Giảm chi phí:

Lợi ích lớn nhất mà Cross-platform Development mang lại là giảm thiểu thời gian và chi phí để xây dựng phần mềm. Việc loại bỏ các tác vụ lặp đi lặp lại không chỉ thuận tiện cho lập trình viên mà còn giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

  • Có thể sử dụng lại mã code:

Lợi ích thứ hai của phát triển ứng dụng đa nền tảng là các Developer có thể thoát khỏi tình trạng viết mã riêng biệt cho từng loại phần mềm và từng loại hệ điều hành. Sản phẩm của phát triển ứng dụng đa nền tảng là các phần mềm sử dụng mã code “viết một lần, chạy nhiều lần”.

Bài viết liên quan

Doanh nghiệp nên lựa chọn phát triển Web app hay ứng dụng di động  
Doanh nghiệp nên lựa chọn phát triển Web app hay ứng dụng di động  

Khi nhắc đến phát triển phần mềm, có hai mảng lớn nhất đó là phát triển ứng dụng Web và ứng dụng di động. Để lựa chọn được loại App phù hợp với m...

  • Có thể sửa lỗi dễ dàng:

Hiện nay, khi thương mại điện tử ngày càng phát triển, các ứng dụng cũng cần được cập nhật thường xuyên. Do vậy, việc sử dụng ứng dụng đa nền tảng sẽ tạo điều kiện giúp sửa đổi các mã code và cập nhật nó một cách dễ dàng.

  • Phát triển phần mềm nhanh hơn:

Phát triển đa nền tảng đơn giản hóa quá trình tạo lập hàng loạt các ứng dụng. Developer có thể sử dụng các khung có sẵn để truy cập Plugin nhằm tạo ra các ứng dụng khác nhau. Điều này rút ngắn thời gian xây dựng phần mềm, giảm chi phí và giảm áp lực công việc cho các nhà phát triển.

4. Top 5 khung phát triển ứng dụng đa nền tảng

4.1. Ionic Framework

Ionic Framework

Ionic là framework dùng để phát triển đa nền tảng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nguồn: ionicframework.com

Ionic là framework cung cấp các cú pháp và thư viện các thành phần như HTML, CSS và JavaScript nhằm hỗ trợ phát triển ứng dụng đa nền tảng. Tính năng nổi bật của Ionic là chuyển tiếp phần cứng giúp cải thiện tốc độ và hiệu suất của ứng dụng.

Ionic cho phép các lập trình viên tạo giao diện người dùng linh hoạt cho tất cả các hệ điều hành, chọn chủ đề bắt mắt, điều khiển biểu mẫu…

4.2. React Native

React Native là framework được Facebook giới thiệu vào năm 2015. React Native thích hợp để xây dựng ứng dụng đa nền tảng và ứng dụng lai (ứng dụng kết hợp các tính năng của Native App và Web App). Framework này dựa trên thư viện React JavaScript đồng thời hỗ trợ nhiều loại ngôn ngữ lập trình như Java, Swift, C…

React Native có thể hiển thị giao diện như giao diện gốc, mã code có thể tái sử dụng, cung cấp nhiều tính năng và dễ dàng để sử dụng.

Bài viết liên quan

Hướng dẫn tải và cài đặt Java Development Kit chi tiết
Hướng dẫn tải và cài đặt Java Development Kit chi tiết

Java Development Kit (JDK) là một hệ thống phát triển phần mềm và thư viện công cụ được sáng lập bởi Sun Microsystems dành cho những nhà tạo lập phần mềm bằ...

4.3. Flutter

Flutter là khung phát triển thuộc sở hữu của Google, được thiết kế để phát triển các giao diện gốc cho hệ điều hành Android và iOS. Các nhà phát triển trên thế giới sử dụng framework này vì nó có khả năng hoạt động trên mã code có sẵn đồng thời ứng dụng các công cụ kết xuất 2D tạo ra hình ảnh.

4.4. Xamarin

Xamarin là một framework phổ biến dùng để phát triển các ứng dụng đa nền tảng có thể hoạt động trơn tru trên mọi nền tảng di động, bao gồm cả iOS và Android.

Xamarin sử dụng ngôn ngữ lập trình C# và .NET của Microsoft.

Xamarin cung cấp môi trường phát triển tích hợp (IDE) của riêng mình cũng như nhiều bộ công cụ phát triển phần mềm khác.

4.5. Sencha

Sencha

Khi sử dụng Framework Sencha, developer được cung cấp hơn 100 thành phần UI. Nguồn: moduscreate.com

Khi sử dụng Sencha để phát triển ứng dụng đa nền tảng, lập trình viên sẽ có được tất cả các khung Java và JavaScript hiện đại nhất để phát triển phần mềm một cách dễ dàng.

Sencha cung cấp cho nhà phát triển hơn 100 thành phần UI được kiểm tra và hỗ trợ đầy đủ tích hợp các tính năng cần thiết. Do vậy, đây có thể được xem là khung phát triển hoàn hảo nhất để phát triển ứng dụng đa nền tảng.

Không chỉ vậy, Sencha còn cung cấp các Theme chủ đề có thể tái sử dụng trên iOS, Ext JS, Ext Angular, …

Kết luận

Cross-platform Development là quá trình phát triển ứng dụng đa nền tảng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Để tạo ra các ứng dụng đa nền tảng, lập trình viên thường sử dụng các framework có chất lượng tốt nhất. Hy vọng rằng, thông qua những phân tích phía trên, doanh nghiệp của bạn sẽ có những quyết định phù hợp trong việc ứng dụng các phần mềm đa nền tảng.

Nếu bạn có nhu cầu hoặc yêu cầu tư vấn về dịch vụ phát triển Web/Smartphone App, vui lòng liên hệ với BAP Software để được hỗ trợ dịch vụ công nghệ tốt nhất.