GameFi là gì? Những điều cần biết dành cho người mới

Xu hướng mới của ngành công nghiệp trò chơi điện tử trong năm 2021 đến bây giờ có thể kể đến là GameFi. Mô hình này trở nên phổ biến trong hai năm trở lại đây. Vậy GameFi là gì và tại sao nó lại trở thành cơn sốt và thu hút đông đảo người chơi? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.

1. GameFi là gì?

Không ít nhiều người tò mò về cụm từ GameFi là gì? Đó thực chất là thuật ngữ chỉ các game được phát triển trên nền tảng blockchain. Cụm từ GameFi được kết hợp bởi Game (rút gọn trong từ Video Game – Trò chơi điện tử) và Finance (Tài chính). Hiểu một cách đơn giản GameFi là các dự án game kết hợp với các tính năng độc đáo của tiền điện tử giúp người dùng có thể kiếm được thu nhập bằng cách chơi game.

What’s Gamefi?

GameFi là gì? – Hình ảnh: nftandGameFi.com

2. Nguồn gốc của GameFi

GameFi đã xuất hiện dưới hình thức sơ khai ở các máy chủ đời đầu của game Minecraft được tích hợp với Bitcoin.

Sau đó, thuật ngữ “GameFi” được xem là lần đầu xuất hiện vào tháng 09/2020 thông qua một bài đăng trên Twitter của Andre Cronje – Founder của Jearn Finance và cũng là người được mệnh danh là coder huyền thoại. Kể từ đó, thuật ngữ này ngày càng phổ biến và được sử dụng để gọi tên các trò chơi có kết hợp yếu tố tài chính. Nó giải đáp được thắc mắc về GameFi là gì cho nhiều người lúc bấy giờ.

Cryptokitties là liên doanh GameFi đầu tiên, được ra mắt vào tháng 11/2017. Người chơi có thể thu thập, mua và nuôi mèo ảo trong game. Đặc biệt, có thể bán chúng dưới dạng NFT (Non-fungible token – Tài sản không thể thay thế) với giá gấp ba lần giá ban đầu của chúng.

3. Sự khác biệt với game truyền thống

Điểm chung lớn nhất của các trò chơi nói chung khi người dùng tìm đến đó chính là yếu tố giải trí. Vậy bên cạnh niềm vui, sự thú vị khi trải nghiệm trò chơi, sự khác biệt so với game truyền thống của GameFi là gì?

Experience GameFi

Trải nghiệm GameFi – Hình ảnh: icoviet.com

3.1. Mô hình Play to Earn

Nếu như các trò chơi truyền thống coi tính giải trí là ưu tiên hàng đầu trong việc xây dựng và phát triển trò chơi thì việc khuyến khích hành vi Chơi để kiếm là ưu tiên hàng đầu của GameFi.

Giống như tên gọi Play to earn, GameFi ra đời khiến cho game trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều bởi nó thu hút cả game thủ và nhà đầu tư. Bất kì một vật phẩm nào trong game đều giống như một công cụ có thể kiếm được tiền hơn là một vật phẩm thông thường.

Cơn sốt GameFi đã thay đổi hệ sinh thái game truyền thống. Chơi game không còn đơn thuần là việc tiêu tốn thời gian và tiền bạc nữa, mà là thực sự có thể kiếm được tiền. Việc trả thưởng cho người chơi những tiền ảo có giá trị thực là yếu tố để thu hút ngày càng nhiều người chơi.

Play to Earn game

Chơi game play-to-earn – Hình ảnh: de.beincrypto.com

3.2. Quyền sở hữu tài sản

Các vật phẩm trong game như nhân vật, trang phục, vũ khí, vật nuôi,… được thể hiện dưới dạng NFT. Người chơi có được những vật phẩm này thông qua việc chơi game. Sau đó có thể giao dịch chúng trên NFT marketplace (sàn giao dịch NFT) để kiếm lợi nhuận hoặc đổi lấy cryptocurrency rồi đổi sang fiat (một loại tiền tệ do chính phủ các nước in ấn và phát hành như USD, VDN,…). Người chơi có toàn quyền kiểm soát tài sản của họ với tính xác thực và quyền sở hữu có thể xác minh được.

Ví dụ: Trong DeFi Warrior – dự án GameFi lấy cảm hứng từ vũ trụ tiền điện tử, được phát hành từ Quý 3 năm 2021. Người chơi có thể sở hữu các NFT chiến binh và kiếm tiền từ các chế độ chơi trong game, tạo ra NFTs mới, mua bán NFTs,… Thậm chí có thể cho thuê chiến binh của mình vì đây là những tài sản thuộc toàn quyền sở hữu của họ.

3.3. Chi phí trả trước ít hoặc Miễn phí

Hiện nay, có rất nhiều GameFi được tải xuống miễn phí trên Google Play/App Store hay chơi trực tiếp trên website và có chế độ chơi thử trước khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên, có một số trò chơi cũng có yêu cầu đặc biệt như: mua token, nhân vật hay các vật phẩm trong game để chơi. Khoản chi phí này cũng sẽ giúp người chơi thu lại được lợi nhuận sau một thời gian, hay còn gọi là ROI (tỷ suất hoàn vốn).

Ví dụ: Người chơi có thể trải nghiệm miễn phí game DeFi Warrior thông qua Trial Mode (chế độ dùng thử) trên di động. Sau đó, có thể đầu tư vào game thông qua việc mua FIWA (token của dự án), các chiến binh để chiến đấu, …

Và trải nghiệm các chế độ như: PvE (Chiến đấu với máy), PvP (Chiến đấu với người chơi khác), Championship (các giải đấu do game tổ chức), Challenge mode (Chế độ thách thức bạn bè vào chiến đấu),… cùng các chế độ hấp dẫn khác đang chờ bạn khám phá.

DeFi Warrior game interface

Giao diện game DeFi Warrior – Hình ảnh: DeFi Warrior

3.4. Tiềm năng trong tương lai

Thông qua việc kết hợp DeFi, NFT và các yếu tố công nghệ blockchain, GameFi đã tạo nên một bước đột phá so với các thể loại game truyền thống trước đây. Vì thế, một số “gã khổng lồ” trong ngành trò chơi truyền thống đã công bố kế hoạch của họ về việc phát triển thành GameFi như: Ubisoft, Square Enix, Epic Games,…

Dữ liệu từ DappRadar ước tính rằng, đã có 1,09 triệu người chơi game blockchain hằng ngày (tính đến ngày 13/02/2022). Trong khi đó, Footprint Analytics ước tính có 1,03 triệu người chơi GameFi hằng ngày (tính đến ngày 13/02/2022). Đó là một con số không hề nhỏ.

Hơn nữa, theo Gabby Dizon – Đồng sáng lập Yield Guild Games, ông dự đoán rằng chúng ta có thể sẽ thấy 10 triệu ví tương tác hàng ngày với các trò chơi blockchain trước khi hết năm 2022. Điều này đã chứng tỏ niềm tin to lớn về một tương lai của GameFi phía trước.

The potential of GameFi in the future

Tiềm năng của GameFi trong tương lai – Hình ảnh: beincrypto.com

Trong những năm tới, sẽ có thêm nhiều dự án GameFi được phát hành vì vẫn còn thị trường game thủ to lớn chưa được khai thác, những người có khả năng chuyển đổi từ trò chơi truyền thống sang trò chơi kiếm tiền. Chúng ta có thể mong chờ vào một tương lai GameFi phát triển hơn, phổ biến hơn, nội dung game đặc sắc hơn và đặc biệt là nền kinh tế trong game bền vững hơn!

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được GameFi là gì. Nếu bạn vẫn chưa trải nghiệm GameFi, hãy cùng tìm hiểu và bước chân vào thế giới rộng lớn và đầy thú vị này!