Mô hình phát triển phần mềm là gì? Làm sao để lựa chọn mô hình phát triển phần mềm phù hợp?

Vòng đời phát triển phần mềm là quy trình lập kế hoạch, thiết kế, phát triển và triển khai phần mềm chất lượng cao với chi phí thấp nhất. Để đạt được mục tiêu này, các nhà phát triển cần sử dụng các mô hình để tạo ra những phần mềm để phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Hiện nay có khá nhiều loại mô hình này, vậy mô hình phát triển phần mềm là gì? Làm sao để chọn được loại mô hình phù hợp? Hãy cùng tìm hiểu về mô hình này ngay qua bài viết dưới đây!

1. Mô hình phát triển phần mềm là gì?

What is the software development model?

Mô hình phát triển phần mềm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngành công nghiệp. Nguồn: thinksys.com

Mô hình phát triển phần mềm là hệ thống các quy trình và phương pháp được triển khai để phát triển dự án. Có nhiều loại mô hình để tạo ra phần mềm, tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp sẽ có cách sử dụng để đạt được mục tiêu khác nhau.

2. Top các mô hình phát triển phần mềm tốt nhất hiện nay

Theo thống kê của Good Firm, việc phát triển phần mềm thường cần khoảng 36.000 USD. Do đó, trước khi triển khai dự án của doanh nghiệp mình, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về các loại mô hình phát triển để đảm bảo chọn được mô hình phù hợp nhất cho doanh nghiệp bạn. Dưới đây là một số loại mô hình phát triển phần mềm phổ biến cũng như ưu và nhược điểm từng loại mô hình.

2.1. Mô hình Waterfall

Waterfall model

Mô hình Waterfall là mô hình ra đời đầu tiên trên thế giới. Nguồn: amela.vn

Mô hình Waterfall là phương pháp đầu tiên để phát triển phần mềm. Mô hình Waterfall có 6 giai đoạn chính gồm phân tích, thiết kế, phát triển, thử nghiệm, triển khai và bảo trì. Mô hình này có một số ưu và nhược điểm như sau:

Về ưu điểm: 

  • Mô hình Waterfall có tính tuần tự, đơn giản, bất cứ ai cũng có thể sử dụng.
  • Thích nghi tốt với những môi trường mới.
  • Áp dụng kế hoạch có lộ trình rõ ràng, kết cấu chặt chẽ.
  • Thích hợp với những dự án nhỏ, thời gian ngắn và có yêu cầu đơn giản.

Về nhược điểm:

  • Đây không phải là mô hình lý tưởng cho dự án có quy mô lớn.
  • Nếu yêu cầu đưa ra từ đầu không rõ ràng thì đây là phương pháp kém hiệu quả hơn.                                                                 
  • Khó có thể sửa chữa các lỗi trong quá trình tạo ra sản phẩm.
  • Sau khi quá trình phát triển kết thúc, việc sửa chữa các lỗi khá khó khăn và tốn kém chi phí.

2.2. Mô hình phát triển phần mềm Evolutionary

Evolutionary software development model

Mô hình Evolutionary có các module lõi được kiểm tra thường xuyên. Nguồn:computersciencejunction.in

Mô hình Evolutionary là mô hình phát triển kết hợp giữa mô hình lặp và sự tăng dần của vòng đời phát triển phần mềm. Mô hình Evolutionary thường rất hữu ích đối với các dự án lớn, các dự án mà khách hàng cần số lượng sản phẩm lớn.

Về ưu điểm:

  • Các module lõi được kiểm tra kỹ lưỡng nên giảm thiểu các lỗi khi vận hành.
  • Người dùng có thể thử nghiệm hệ thống đã được phát triển một phần hay kiểm tra chất lượng ở mọi giai đoạn trong quá trình phát triển sản phẩm.
  • Mô hình Evolutionary phân tích rủi ro tốt hơn.
  • Hỗ trợ thay đổi môi trường cho sản phẩm đầu ra.
  • Thời gian hoạt động ban đầu ít hơn.
  • Phù hợp với các dự án quan trọng, có nhiệm vụ lớn và yêu cầu cao.
  • Trong suốt vòng đời, phần mềm được sản xuất sớm, tạo điều kiện cho khách hàng đánh giá và phản hồi.

Về nhược điểm:

  • Việc quản lý mô hình Evolutionary khá phức tạp so với nhiều mô hình khác.
  • Không phù hợp với các dự án nhỏ, thời hạn ngắn.
  • Chi phí sử dụng cao hơn.
  • Yêu cầu nguồn nhân lực có chuyên môn cao hơn để phân tích rủi ro.
  • Thời gian tạo ra sản phẩm lâu hơn do sự thay đổi yêu cầu của khách hàng trong quá trình phát triển.

2.3. Mô hình V-Model

Model V-Model

Mô hình V-Model được xem là mô hình mở rộng của mô hình Waterfall. Nguồn: testsigma.com

Mô hình V-Model hay còn gọi là mô hình Xác minh, là mô hình được mở rộng từ mô hình Waterfall và được bổ sung thêm kế hoạch thử nghiệm sớm. Thay vì di chuyển tuyến tính qua từng giai đoạn phát triển, mô hình V – Model di chuyển xuống cho đến giai đoạn viết mã và nó bắt đầu đi lên để tạo thành chữ “V”. 

Về ưu điểm:

  • Mô hình V – Model cho phép phát hiện sớm các lỗi trong mã lệnh và kiến trúc trong quá trình phát triển dự án.
  • Mô hình V – Model cho phép bổ sung kế hoạch thử nghiệm sớm, mang lại cơ hội thành công cao hơn so với mô hình Waterfall.

Về nhược điểm:

  • Bởi vì là mô hình tuyến tính nên V – Model không linh hoạt.
  • Các giai đoạn tiến hành dự án tách biệt nhau nên việc điều chỉnh trở nên khó khăn, tốn kém và tốn rất nhiều thời gian.
  • Mô hình V – Model không thích hợp với các dự án có thời gian dài, phức tạp.

2.4. Mô hình Spiral

Mô hình Spiral là một loại mô hình phát triển công nghệ phần mềm kết hợp giữa mô hình Waterfall và mô hình tiếp cận lặp. 

Mô hình Spiral chú trọng vào việc phân tích rủi ro dự án, mỗi giai đoạn trong mô hình này bắt đầu với mục tiêu thiết kế và kết thúc với việc khách hàng kiểm tra tiến độ của giai đoạn.

Mô hình Spiral gồm có 4 giai đoạn chính: 

  • Lập kế hoạch: Nhà phát triển phần mềm sẽ thu thập thông tin, phân tích những yêu cầu của khách hàng. Giai đoạn này gồm các nhiệm vụ như ước lượng chi phí, lên lịch trình thực hiện, xác định số nhân lực, môi trường làm việc…
  • Phân tích rủi ro: Quá trình phân tích xác định những rủi ro và đưa ra giải pháp thay thế. Ở cuối giai đoạn sẽ có một prototype ra đời.
  • Thực thi dự án: Đây là thời gian mà các nhà phát triển phần mềm tiến hành viết mã, thử nghiệm.
  • Đánh giá: Sau khi nhận được sản phẩm cuối cùng, khách hàng sẽ đánh giá sản phẩm với các yêu cầu đã đặt ra.

Về ưu điểm:

  • Sự phát triển mang tính lặp liên tục cho phép thực hiện các thay đổi và bổ sung tính năng mới cũng như quản lý rủi ro.
  • Mô hình Spiral có tính hệ thống giúp hợp lý hóa quy trình.
  • Là mô hình có tính tùy biến cao, phù hợp với từng khách hàng.

Về nhược điểm:

  • Khách hàng sẽ đánh giá từng giai đoạn khiến cho quá trình phát triển giảm tiến độ do khách hàng chậm phản hồi.
  • Những yêu cầu của khách hàng không được thay đổi trong giai đoạn thực thi kỹ thuật.
  • Số vòng lặp không xác định dẫn đến tình trạng vượt quá ngân sách hoặc không đáp ứng được thời hạn.

2.5. Mô hình phát triển phần mềm Agile

Agile software development model

Mô hình Agile là mô hình phần mềm có tính lặp. Nguồn: agiletech.vn

Mô hình Agile là một phương pháp phát triển phần mềm dựa trên sự phát triển lặp đi lặp lại. Các giai đoạn trong mô hình được chia thành các bước lặp nhỏ và không trực tiếp liên quan tới việc lập kế hoạch dài hạn.

Mô hình phát triển phần mềm Agile gồm có 6 giai đoạn như sau:

  • Thu thập yêu cầu
  • Thiết kế 
  • Xây dựng lặp đi lặp lại
  • Kiểm tra chất lượng
  • Triển khai
  • Đánh giá

Về ưu điểm:

  • Nhà phát triển phần mềm sẽ giao tiếp trực tiếp với khách hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.
  • Bất cứ lúc nào cũng có thể thay đổi các tính năng trong dự án.
  • Tiết kiệm thời gian phát triển.
  • Thiết kế hiệu quả và đáp ứng yêu cầu kinh doanh.

Về nhược điểm:

  • Do thiếu các tài liệu chính thức nên mô hình Agile có thể tạo ra sự nhầm lẫn khi đưa ra quyết định quan trọng trong các giai đoạn phát triển.
  • Thiếu tài liệu phù hợp khiến cho quá trình bảo trì dự án đã hoàn thành sẽ trở nên khó khăn hơn.

3. Cách lựa chọn mô hình phát triển phần mềm phù hợp với doanh nghiệp của bạn

How to choose the right software development model for your enterprise

Tiêu chí để chọn mô hình phát triển phần mềm phù hợp với doanh nghiệp của bạn gồm chi phí, thời gian phát triển và độ phức tạp của dự án. Nguồn: tigosoftware.com

Để lựa chọn phương pháp thiết kế phần mềm sao cho phù hợp với doanh nghiệp của bạn, bạn cần tìm hiểu rõ về các tiêu chí như trị giá, tốc độ phát triển, tần số phân phối, một số lỗi có thể có trong mô hình, độ phức tạp của dự án và sự phổ biến của mô hình.

Quy trình để bạn có thể chọn được mô hình phù hợp có thể gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định chi phí cho các mô hình phát triển dựa vào mục tiêu và độ phức tạp của dự án. 

Bước 2: Xác định thời gian phát triển phần mềm, tốc độ phân phối của các mô hình.

Bước 3: Xác định thời gian một mô hình cần để hoàn thành một vòng lặp hay chu trình phát triển phần mềm. Khoảng thời gian này có thể là hàng tuần, hàng tháng, hàng quý hoặc là liên tục mỗi ngày.

Bước 4: Cần dự tính các lỗi của sản phẩm so với thông số kỹ thuật tiêu chuẩn trong tài liệu miêu tả sản phẩm ban đầu.

Bước 5: Cần xác định độ phức tạp của dự án bao gồm các thuộc tính như thời gian, chi phí, quy mô, chất lượng, chức năng…

Bước 6: Tìm hiểu rõ mức độ phổ biến của mô hình trong lĩnh vực mà doanh nghiệp bạn triển khai.

Sau khi tìm hiểu rõ từng khía cạnh như trên và so sánh với những tiêu chuẩn do doanh nghiệp bạn đưa ra, bạn có thể cân nhắc được mô hình nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Kết luận

Mô hình phát triển phần mềm được xem là công cụ không thể thiếu với những nhà phát triển phần mềm. Có vô số các loại mô hình phát triển và mỗi mô hình có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Để lựa chọn được mô hình phù hợp, bạn cần hiểu rõ mô hình đó cũng như dự án mà doanh nghiệp bạn thực hiện. 

Nếu bạn cần hỗ trợ lựa chọn mô hình phát triển phần mềm hoặc bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ về công nghệ thì BAP Software có thể trợ giúp bạn. BAP tự hào là đơn vị cung cấp các dịch vụ công nghệ có chất lượng tiên tiến đi cùng với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Việt Nam.  Các kỹ thuật viên của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn để bạn có thể triển khai  dự án một cách tốt nhất, hạn chế các rủi ro về thời gian và kỹ thuật.