Quá trình phát triển phần mềm thường bao gồm nhiều giai đoạn phức tạp. Để giảm thiểu chi phí và tiết kiệm thời gian cho nhà phát triển, AI đã được áp dụng vào quy trình phát triển phần mềm, đặc biệt là giai đoạn kiểm thử. Vậy tác động của AI trong phát triển phần mềm như thế nào? Một số công cụ AI áp dụng công nghệ này trong lĩnh vực phần mềm là gì? Trong bài viết này, hãy cùng BAP Software tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên nhé!
1. Phát triển phần mềm là gì?
Phát triển phần mềm là quá trình các lập trình viên sử dụng để thiết lập các chương trình máy tính. Quá trình này được gọi tắt là Vòng đời phát triển phần mềm, cung cấp phương pháp thiết kế phần mềm đáp ứng với các thông số kỹ thuật và yêu cầu của khách hàng.
Quá trình phát triển phần mềm gồm 6 giai đoạn:
- Xác định yêu cầu
- Phân tích yêu cầu
- Thiết kế phần mềm
- Phát triển và triển khai
- Kiểm thử phần mềm
- Bảo trì phần mềm
Đọc thêm thông tin chi tiết về Quá trình phát triển phần mềm tại đây.
2. AI có vai trò như thế nào trong phát triển phần mềm
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin như hiện nay, con người thường áp dụng AI trong các giai đoạn việc sáng tạo phần mềm. AI có tác động tích cực đến phương pháp thiết kế phần mềm và tạo ra những ứng dụng có chất lượng cao hơn so với phương pháp truyền thống.
Dưới đây là vai trò của AI trong một số giai đoạn phát triển phần mềm:
- Thu thập và khai thác dữ liệu:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của AI là thu thập và tổng hợp dữ liệu từ Internet cũng như yêu cầu của khách hàng. Việc thu thập dữ liệu sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có sự trợ giúp của AI.
- Tự động hóa thử nghiệm:
Thông thường, các cuộc thử nghiệm sẽ được lặp đi lặp lại để tìm ra những lỗ hổng không mong muốn. Tuy nhiên quá trình này tốn khá nhiều công sức của Tester, do vậy, kỹ thuật viên đã ứng dụng AI giúp tạo ra các cuộc thử nghiệm tự động. Điều này giúp việc thử nghiệm trở nên tự động hóa, tập trung vào những mục tiêu phức tạp hơn, từ đó nâng cao chất lượng phát triển phần mềm.
- Tạo môi trường thử nghiệm tự động:
AI sử dụng các thuật toán khoa học để phân tích dữ liệu về các cuộc thử nghiệm cũ, từ đó tạo ra trường thử nghiệm mới có hiệu quả hơn trong việc xác định lỗi.
- Bảo trì hệ thống:
Tối ưu hóa hệ thống bảo trì là một nhiệm vụ khá khó khăn bởi các ứng dụng thường chứa nhiều thông tin và phát triển càng ngày càng phức tạp theo thời gian. Khi đó, AI có thể được ứng dụng để xác định các nhược điểm của bộ thử nghiệm, đề xuất giải pháp cải thiện hệ thống bảo trì, từ đó giúp cho việc bảo trì dễ dàng và hiệu quả hơn.
Việc áp dụng AI trong phát triển phần mềm giúp cải thiện công việc của các kỹ sư thông qua việc lập kế hoạch chính xác, dự đoán quy trình làm việc, đưa ra quyết định đúng đắn, bảo mật và QA tốt hơn cũng như giảm thiểu khối lượng công việc.
3. AI tác động đến những khía cạnh nào của phát triển phần mềm
AI không chỉ đóng vai trò quan trọng trong khâu kiểm thử phần mềm mà còn có tác động tích cực đến quá trình thu thập yêu cầu, thiết kế phần mềm. Dưới đây là những chi tiết về tác động của AI trong một số khía cạnh của việc phát triển phần mềm.
3.1. Thu thập yêu cầu
Trong quá trình quá trình thu thập yêu cầu, AI sử dụng nhiều phương pháp, công nghệ như Google ML Kit và Infosys Nia để tự động hóa quy trình thu thập dữ liệu, đồng thời tiết kiệm thời gian cũng như công sức của con người.
Thu thập dữ liệu cũng là cơ hội để kỹ thuật viên phát hiện các rủi ro của phần mềm và xử lý dữ liệu. Khi đó, người ta thường áp dụng phương pháp xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) – một phương pháp tiếp cận trí tuệ nhân tạo giúp máy móc phân tích yêu cầu của con người và tạo ra các mô hình phần mềm chất lượng cao.
3.2. Thiết kế phần mềm
Để tạo ra một phần mềm chất lượng tốt, nhà phát triển phần mềm cần xác định rõ mục tiêu, lập kế hoạch và thiết kế dự án dựa trên kinh nghiệm chuyên môn. Trong giai đoạn này, nhà phát triển có thể gặp khó khăn trong việc chọn được phiên bản thiết kế tốt nhất và điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng nhất.
Quá trình này đã được đơn giản hóa bằng công nghệ AI, từ đó giúp giải quyết được các nhiệm vụ khó và tiếp cận mong muốn của khách hàng đồng thời chỉnh sửa thiết kế bằng công nghệ tự động hóa trơn tru hơn.
3.3. Thử nghiệm phần mềm
Thử nghiệm phần mềm chỉ hiệu quả khi có sự thay đổi mã hóa, tuy nhiên đây là quá trình tốn rất nhiều thời gian. Quá trình này có thể được đơn giản hóa bằng các công cụ AI giúp tạo ra các trường thử nghiệm mới và thực hiện kiểm tra hồi quy. Kiểm tra hồi quy là quá trình kiểm tra các chức năng của phần mềm có hoạt động bình thường sau khi bị thay đổi hệ thống không.
Sử dụng AI không chỉ tự động hóa quá trình thử nghiệm mà còn giúp giảm thiểu chi phí, thời gian và hiệu quả thử nghiệm.
4. Các công cụ AI thường được áp dụng trong phát triển phần mềm
- Công cụ tự động phân tích và xử lý lỗi
Máy học AI giúp phân tích nhật ký hệ thống phát triển để tìm ra các lỗi kỹ thuật một cách tự động. Sau đó, các lỗi kỹ thuật này sẽ được xử lý và tự động kích hoạt phần mềm mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của con người.
- Công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) là một lĩnh vực của Trí tuệ nhân tạo giúp máy móc có thể hiểu được ngôn ngữ của con người. NLP kết hợp sức mạnh ngôn ngữ học và khoa học máy tính để nghiên cứu các nguyên tắc cũng như cấu trúc ngôn ngữ đồng thời tạo ra hệ thống có thể phân tích và hiểu được ngôn ngữ của con người.
Các công cụ NLP của AI có thể chuyển đổi nội dung kiểm thử phần mềm thành các thử nghiệm tự động, cho phép phát triển các trường thử nghiệm đáp ứng yêu cầu của người thử nghiệm, nhà phát triển và khách hàng.
- Phát hiện bất thường:
Các công cụ phát hiện tình huống bất thường áp dụng AI có thể phân tích một dung lượng dữ liệu lớn để tìm ra lỗi. Sau đó, các công cụ sẽ phát thông báo cho nhà phát triển phần mềm để giúp họ nỗ lực kiểm tra phần mềm. Những công cụ này không chỉ đơn giản hóa việc kiểm thử phần mềm mà còn giúp tạo ra những ứng dụng tin cậy, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường công nghệ.
5. Xu hướng ứng dụng AI trong phát triển phần mềm
Trong thời gian tới, tác động của AI trong phát triển phần mềm sẽ càng rõ rệt hơn khi AI tiếp tục phát triển và nhu cầu phần mềm của con người ngày càng tăng. AI sẽ có xu hướng được áp dụng rộng rãi hơn, các thuật toán AI sẽ được cải tiến giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong lĩnh vực công nghệ. Không chỉ vậy, AI sẽ được tích hợp với các công nghệ mới nổi như IoT, Blockchain cũng như các nền tảng dựa trên AI mới.
Nhiều chuyên gia dự báo AI sẽ tiếp tục phát triển bùng nổ cho đến năm 2025. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cũng dự báo AI có có thể thay thế 85 triệu vị trí việc làm vào năm 2025, cho thấy khả năng tác động mạnh mẽ lên xu hướng thị trường lao động của AI. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ phần mềm cần phát triển lên tầm cao mới để có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường, về cả số lượng và chất lượng.
Bên cạnh việc mở rộng và cải tiến chất lượng của AI, con người sẽ phân tích những tác động về đạo đức và hậu quả khi sử dụng AI trong phát triển công nghệ. Khi đó, các chuyên gia và các bên liên quan sẽ cần phải ban hành những quy định và nguyên tắc đạo đức khi sử dụng AI trong tất cả khía cạnh của phát triển ứng dụng.
Việc ứng dụng AI trong phát triển phần mềm là một bước tiến lớn trong ngành công nghệ phần mềm. Xu hướng này không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp phát triển mà còn đáp ứng nhu cầu công nghệ to lớn của thị trường.
Kết luận
Bài viết trên là toàn bộ thông tin về AI trong phát triển phần mềm, một số công cụ AI thường được sử dụng và xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngành công nghiệp sáng tạo ứng dụng trong tương lai. Hi vọng rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích mà bạn tìm kiếm. Hiện nay, BAP Software là một trong những đơn vị uy tín cung cấp các dịch vụ về công nghệ AI. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi!