Trong bài viết này, chúng tôi muốn lý giải những xu hướng, lợi ích, và khó khăn, cũng như đưa ra giải pháp của phát triển Offshore để không thất bại. Chúng tôi hy vọng bài viết sẽ mang đến thông tin hữu ích cho bạn.
1. Phát Triển Offshore Là Gì?
Phát triển Offshore là hình thức xây dựng hệ thống của bạn dựa trên những công ty nước ngoài, hay thuê nguồn lực bên ngoài. Đây là một phương pháp phát triển được thực hiện với mục đích cắt giảm chi phí bằng cách sử dụng nguồn chi phí lao động khác nhau giữa Nhật Bản và các công ty phát triển nước ngoài. Hiện tại, sự thiếu hụt nguồn nhân lực IT đang rất nghiêm trọng tại Nhật Bản. Phương pháp này đang gây chú ý không chỉ có thể cắt giảm chi phí mà còn là giải pháp cho vấn đề thiếu hụt nhân tài trên.
2. Bối Cảnh Và Xu Hướng Phát Triển Offshore
Những xu hướng phát triển Offshore hiện nay đều tập chung vào các nước Châu Á bởi vì chi phí sẽ tiết kiệm hơn. Dưới đây là một danh sách chi phí phát triển Offshore trung bình tại các nước Châu Á phổ biến.
- Trung Quốc 3,472USD
- Ấn Độ 3,519USD
- Philippines 3,070USD
- Việt Nam 2,937USD
- Bangladesh 2,663USD
- Myanmar 2,413USD
(Đơn vị: Người – Tháng)
Giá đơn vị sẽ tăng mỗi năm. Danh sách này chỉ để tham khảo.
Thật sự, chúng tôi đã so sánh đơn vị giá trung bình của mỗi quốc gia một năm trước. Nhìn chung, mức giá đã tăng lên khoảng từ 400USD đến 600USD. Hầu hết những quốc gia phát triển Offshore đều là những nước đang phát triển. Nền kinh tế sẽ phát triển, kéo theo mức lương sẽ tăng cao. Theo xu hướng phát triển Offshore, các doanh nghiệp đều có mục tiêu chính là cắt giảm chi phí bằng cách tìm đến những nước với giá đơn vị thấp hơn. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp Nhật Bản với sự thiếu hụt nhân lực IT, đây dường như không chỉ là kỳ vọng về cắt giảm chi phí mà đó còn có thể là đối tác dài lâu, một điểm đến lý tưởng cho việc phát triển Offshore.
3. Lợi Ích Và Bất Lợi Của Phát Triển Offshore Việt Nam
3.1. Lợi Ích Phát Triển Offshore Việt Nam
3.1.1. Nguồn Nhân Lực Dồi Dào Và Xuất Xắc
Nguồn nhân lực dồi dào là lợi ích to lớn của phát triển offshore tại Việt Nam. Bằng chứng là có hơn 300,000 kỹ sư IT tại Việt Nam. Mỗi năm, có khoảng 50,000 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành IT. Thêm vào đó, chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng số lượng nhân lực IT với con số 600,000 vào năm 2020 để đáp ứng nhu cầu trên thế giới, và mở rộng những ngành liên quan IT tại các trường đại học bằng cách kết hợp với các tổ chức giáo dục.
Ngoài ra, nhiều nguồn lực mới đã sẵn sàng làm việc. Lối tuyển dụng tại Việt Nam có phần khác với Nhật Bản. Tại Nhật, khả năng của những sinh viên mới tốt nghiệp là rất quan trọng, trong khi tại Việt Nam nhân sự có kinh nghiệm thực tế là nhân tố để tuyển dụng vào làm việc. Do đó, hầu hết sinh viên đều có hai đến sáu tháng thực tập. Trong phòng ban IT, các công ty tuyển dụng những kỹ sư với kinh nghiệm lập trình thực tế, và họ phải trong trạng thái sẵn sàng làm việc.
3.1.2. Lợi Thế Cho Nhật Bản.
Có ba điểm nổi bật cho lợi ích phát triển Offshore tại Việt Nam.
Đầu tiên là khoảng cách địa lý không quá xa giữa hai nước, khi có những chuyến bay trực tiếp từ Narita đến các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, và Đà Nẵng. Thời gian cho chuyến bay khoảng 5-6 tiếng. Chi phí di chuyển từ Nhật Bản mức cơ bản là 1000USD hoặc ít hơn, tùy vào mùa bay. Nếu bạn chọn Việt Nam để phát triển Offshore, thì bạn nên dành thời gian để tới lui với đội phát triển thường xuyên và giao tiếp trực tiếp, thay vì sử dụng duy nhất nguồn trực tuyến. Vì lẽ sự tiếp cận dễ dàng hơn là mấu chốt quan trọng cho các công ty Nhật Bản.
Cụ thể cho chuyến bay từ Narita đến Hồ Chí Minh với mức vé 500USD, và khoảng 100USD chi phí chỗ ở trong 3 ngày 2 đêm tại khách sạn riêng.
Lợi thế thứ hai giữa Nhật Bản và Việt Nam là khác biệt thời gian chỉ 2 tiếng. Khi phát triển Offshore tại Việt Nam, những cuộc họp trực tuyến là bắt buộc trong mọi trường hợp. Những cuộc họp dễ dàng thực hiện hơn vì hai nước không quá khác nhau về khung thời gian làm việc.
Khung giờ làm việc tại Việt Nam sẽ sớm hơn Nhật Bản, phần lớn công ty sẽ bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng. Còn phía Nhật Bản thông thường sẽ là 9 giờ sáng, vì thế so ra sự khác biệt chỉ có một tiếng. Một khác biệt nhỏ này sẽ là điểm thuận lợi khi trao đổi với đội phát triển.
Cuối cùng, Việt Nam là thiên đường ẩm thực. Ẩm Thực Việt Nam phải nói là phù hợp với người Nhật. Món phở và chả giò mang nét đặc trưng của văn hóa người Việt, và hầu như các món không quá cay. Thêm vào đó, những nhà hàng Nhật cũng được đầu tư tại Hồ Chí Minh và Hà Nội, khi bạn nhớ đến hương vị quê hương Nhật Bản có thể đến và thử tay nghề của các đầu bếp chế biến ẩm thực Nhật tại đó.
Ngoài ra, Việt Nam cũng là nơi của hơn 170,000 người Hàn Quốc sinh sống (gấp 10 lần người Nhật), vì thế những nhà hàng Hàn Quốc cũng được nhiều nhà đầu tư xây dựng. Ngay nay, Việt Nam là nơi tập hợp sự đa dạng ẩm thực trên thế giới vì sự sinh sống đổ bộ từ những người nước ngoài từ nhiều nước. Mức chi phí cho sự đa dạng ẩm thực được đánh giá rẻ hơn tại Nhật Bản. Dù nhiệm vụ chính của bạn đến Việt Nam làm việc, nhưng ẩm thực là nhân tố đóng góp để níu giữ bạn.
3.1.3. Kỹ Năng Giao Tiếp Tiếng Nhật Cao.
Trong hầu hết các trường hợp, kỹ sư cầu nối (BrSE) sẽ là điểm kết nối chính cho việc phát triển Offshore tại Việt Nam, hầu như họ đều có thể giao tiếp bằng tiếng Nhật. Do đó, bạn có thể dễ dàng trao đổi bằng ngôn ngữ của mình khi nhắc đến thông số chuyên môn. Đây quả là một lợi thế quan trọng hơn những nơi phát triển Offshore khác chỉ sử dụng tiếng anh để làm việc. Và đây cũng là vấn khó khăn để truyền tải quan điểm với nhau khi sử dụng tiếng anh vì đó không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn và họ. Những người trẻ Việt Nam nhìn chung rất thích thú tiếng Nhật qua những bộ phim Anime và Manga, đó là lý do có nhiều người học ngôn ngữ này. Khi nhắc đến Ấn Độ và Philippines, Việt Nam chiếm lợi thế hơn về khả năng sử dụng tiếng Nhật thay vì chỉ dùng tiếng Anh từ hai nước trên.
3.2. Bất Lợi Của Phát Triển Offshore.
3.2.1. Vấn Đề Khác Biệt Thời Gian
Khác biệt thời gian có thể là một bất lợi trong việc phát triển Offshore tại Việt Nam. Bạn có thể thấy sự khác biệt chỉ có hai tiếng, nhưng đó có thể là vấn đề lớn phụ thuộc vào con người.
Giả sử giờ làm việc của cả hai bên theo khung thời gian như trên, thời gian mà bạn có thể kết nối với phía Việt Nam chỉ trong giờ làm việc không bao gồm thời gian nghỉ trưa, vậy thời gian có thể trao đổi là 10 giờ sáng đến 12 giờ, và từ 15 giờ đến 17:30. Việc này có thể chênh nhau khoảng 4 tiếng rưỡi. Khung thời gian này dựa trên thời gian làm việc chuẩn theo luật của cả hai, nhưng 4 tiếng rưỡi đồng hồ thật ra là khá ngắn.
Ví dụ: Thời gian làm việc
Nhật Bản: 9 giờ sáng – 12 giờ, 1 giờ chiếu – 5 giờ chiều.
Việt Nam: 8 giờ sáng – 12 giờ, 1 giờ 30 chiều – 5 giờ chiều.
3.2.2. Khác Biệt Văn Hóa Và Quốc Gia.
Trong phát triển Offshore, sự khác biệt quốc gia và văn hóa luôn là thách thức. Nhìn chung, Người Việt Nam thì siêng năng và chung thủy, nhưng có một chút khác biệt với người Nhật. So với những quốc gia Châu Á khác thì không khác mấy trong vấn đề lỏng lẻo về thời gian.
Từ sự quan sát tại một buổi tiệc cưới thì người Nhật luôn đến đúng giờ được ấn định trên thiệp mời, người Việt thì không. Vấn đề nan giải nữa là không có sự đảm bảo về lời hứa, sự chỉ trích nghiêm trọng cho vấn đề lời hứa đôi khi ảnh hưởng đến nhận thức công việc.
4.Tại Sao Offshore Thất Bại?
4.1. Lý Do Phát Triển Offshore Thất Bại.
4.1.1. Khó Khăn Để Hiểu Các Thông Số.
Khi phát triển Offshore về những hệ thống chuyên môn cao, thậm chí đối với các kỹ sư phần mềm (SEs) và những người giỏi tiếng Nhật cũng không thể hiểu thuật ngữ thông số tiếng Nhật. Ví dụ, nếu bạn yêu cầu phát triển hệ thống quản lý bán hàng cho xe ô tô, các nhà phát triển nước ngoài có thể hiểu ý nghĩa và sự khác nhau của “model”, và “model designation number”, hay “shape” hay không?. Những thuật ngữ như vậy rất khó cho cả người Nhật hiểu. Sự giải chú giải phải thêm vào ngôn ngữ Katakana của họ và làm rõ chủ đích là điều cần thiết để tạo ra các thông số dễ hiểu hơn.
4.1.2. Phong Cách Làm Việc Của Người Nhật Không Hiệu Quả.
Tại Nhật, nhiều người có xu hướng nghĩ là các kỹ sư không cần phải viết ra yêu cầu chi tiết, nhưng mọi người vẫn hiểu. Rõ ràng, sẽ không có sự khác biệt lớn trong nhận thức chất lượng công việc lại nước Nhật. Tuy nhiên, đây không phải dễ dàng đối với các công ty nước ngoài, cơ bản là những thứ không viết trong mô tả sẽ không được thực hiện. Đây là một sự khác biệt trong nhận thức chất lượng.
Trong giao tiếp với bên phát triển, “bạn có cần phải nói rõ điều này không?”. Nó tốt hơn là đưa ra hướng dẫn chi tiết. Bạn nên đến nơi phát triển một lần trên tháng để có sự trao đổi trơn tru hơn. Mặt đối mặt có thể dễ dàng hơn để kết nối với nhau cho sự bảo đảm. Thêm nữa là dù có rào cản về ngôn ngữ, nhưng giao tiếp trực tiếp có thể chia sẻ mục tiêu của dự án.
4.1.3. Thiếu Kinh Nghiệm.
Tại Việt Nam, phần lớn các kỹ sư IT là những người trẻ, và rất khó để nói họ có kinh nghiệm. Hiện nay, độ tuổi trung bình của IT Việt Nam là 31 tuổi, và tháp dân số biểu thị họ là những thế hệ trẻ.
Thêm vào đó, kích thước thị trường IT đã tăng trưởng vào khoảng năm 2010, và kỹ sư IT chỉ mới tăng mạnh gần đây. Phát triển offshore tại Việt Nam đã phát triển mạnh hơn in-house, như vậy nhìn chung thì Việt Nam không có nhiều kinh nghiệm. Do đó, đây là cách tốt để góp nhặt kinh nghiệm qua những hợp đồng chuyển nhượng phòng thí nghiệm (lab-type contract) có thể phù hợp với các thành viên về trung và dài hạn.
4.1.4. Mức Lương Tăng
Theo Tổ chức Xúc Tiến Mậu Dịch Nhật Bản (JETRO), mức lương tối thiểu cho kỹ sư phát triển Offshore tại Việt nam đang tăng mỗi năm mặc dù có phần giảm nhẹ. Chi phí cho một lập trình tại Việt Nam là 3000USD, nhưng vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Đây sẽ là lợi ích chi phí sẽ khó có tại Việt Nam.
4.1.5. Làm Dự Án Đắt Đỏ
Lợi thế chi phí của phát triển phần mềm phụ thuộc vào tỷ lệ phát triển và nhóm phát triển. SE (kỹ sư phần mềm) và PM (quản lý dự án) thì cao giá hơn các lập trình viên. Do đó, bạn có thể tiết kiệm chi phí trong những dự án lớn với nhiều lập trình viên. Ngược lại, rất khó để tiết kiệm chi phí trong những dự án nhỏ không đòi hỏi nhiều nhà lập trình bởi vì tỷ lệ PM và BrSE (kỹ sư cầu nối) chiếm phần lớn.
4.1.6.Khó Giữ Được Nhân Tài.
Vấn đề đối với phát triển offshore là tỷ lệ nhảy việc cao của người Việt Nam khoảng 20%. Theo khảo sát về việc làm, có khoảng 80% người Việt Nam chuyển việc, và 40% có ý nghĩ muốn thay đổi công việc. Thực tế, những người thay đổi việc làm là để nâng cao kỹ năng của họ. Ngoài ra, vấn đề lương đóng vai trò quan trọng với họ, vì thế nếu họ không đạt được mức lương mong muốn thì vấn đề nhảy việc là hiển nhiên. Điều này rất bình thường tại Việt Nam.
4.2 .Giải Pháp Cho Thất Bại.
Bạn phải hiểu là có nhiều rủi ro đối với việc phát triển Offshore bị thất bại vì những lý do trên. Hợp đồng phòng lab với một nhà phát triển địa phương trong nhiều năm có thể là giải pháp hiệu quả. Cách này cho bạn một chất lượng phát triển và cách họ nghĩ về công việc. Hãy nhớ những điều sau đây để tránh rủi ro phát triển Offshore và mang đến thành công.
- Phát triển với các kỹ sư với tầm nhìn dài hạn
- Yêu cầu những kỹ sư với sự nhất quán về chất lượng như tại Nhật Bản (hay tìm kiếm những công ty tương tự).
- Tận dụng cơ hội để tới lui trao đổi với bên phát triển và trao đổi gần gũi hơn với họ.
5. Kết Luận.
Phát triển Offshore mặc dù có lợi nhưng cũng có những bất cập. Tuy nhiên, những đặc điểm bất lợi có thể là điều tích cực phụ thuộc vào suy nghĩ của bạn. Ví dụ, do sự khác biệt giữa quốc gia và văn hóa, “vấn đề giữ lời hứa” không được đảm bảo, nhưng trái lại nhân lực Việt Nam rất linh hoạt trong việc phản hồi những thay đổi và thời gian. Phát triển Offshore là một cách để giảm sự thiếu hụt nhân sự cũng như chi phí tại Nhật Bản. Hy vọng bài viết đưa đến cho bạn một cái nhìn tổng quan về phát triển Offshore tại Việt Nam
Hiện nay, BAP là công ty phát triển Offshore thành lập hơn 4 năm, chúng tôi có những thành viên đã từng làm việc tại các công ty lớn của Nhật. Họ hiểu cả phong cách làm việc của người Nhật và Việt Nam, vì thế họ có thể nhận ra sự khác biệt để đưa ra định hướng họ muốn hướng tới. Họ hiểu rõ về những kỹ sư cầu nối người Nhật và Việt Nam với với kỹ năng tiếng nhật cao có thể dễ dàng giao tiếp với khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, trao đổi trực tiếp.