Real-time updating có thực sự quan trọng như bạn nghĩ?

Khi nhắc đến phát triển Web app hoặc ứng dụng di động, nhà phát triển không thể bỏ qua khía cạnh Real-time updating. Yếu tố này sử dụng dữ liệu thời gian để cung cấp cho người dùng thông tin hữu ích, hỗ trợ người dùng trong quá trình làm việc từ xa và các hoạt động xã hội khác. Real-time updating giúp người dùng cập nhật tin tức, thông tin thường xuyên theo thời gian thực.

1. Real-time updating là gì?

What is real-time updating?

Tính năng cập nhật thời gian thực trong ứng dụng cung cấp thông tin liên tục về mọi hoạt động diễn ra trong phần mềm. Nguồn: healthepro.com

Real-time updating là quá trình truyền tải thông tin giữa các người dùng ở tốc độ gần như ngay lập tức hoặc có độ trễ không đáng kể. Real-time updating là một trong những khía cạnh quan trọng mà các nhà phát triển phần mềm cần xem xét kỹ lưỡng.

Real-time updating được áp dụng vào nhiều ứng dụng như WhatsApp, Facebook, Google Docs, Twitter các ứng dụng gọi taxi…

Đặc điểm của Real-time updating

– Độ trễ thấp:

Độ trễ thấp có nghĩa là thời gian cần thiết để tín hiệu được gửi từ một nguồn đến đích là cực kỳ ngắn, được đo bằng mili giây. Cập nhật thời gian thực giúp truyền thông dữ liệu ngay tức thì, giảm độ trễ xuống thấp nhất có thể.

– Tương tác đồng bộ:

Tương tác đồng bộ có nghĩa là việc trao đổi thông tin hai chiều liên tục và linh hoạt, trong đó bên gửi và bên nhận có thể gửi và nhận dữ liệu gần như đồng thời. 

– Cơ chế đẩy:

Cập nhật thời gian thực có cơ chế đẩy, đảm bảo người dùng nhận được thông tin kịp thời mà không cần can thiệp. Máy chủ sẽ chủ động gửi dữ liệu đến máy khách khi có thông tin cập nhật mới.

2. Lợi ích của Real-time updating là gì?

What are the benefits of Real-time updating?

Real-time updating mang lại nhiều lợi ích cho người dùng và doanh nghiệp sử dụng ứng dụng chứa tính năng này. Nguồn: sigmacomputing.com

Real-time updating là một phần rất quan trọng trong thị trường Web app và ứng dụng di động ngày nay. Dưới đây là một số lợi ích mà cập nhật thời gian thực mang lại cho quá trình phát triển phần mềm:

– Cải thiện trải nghiệm người dùng:

Tính năng thời gian thực cho phép người dùng cập nhật thông tin mới nhất, có thể tương tác với nhau tức thì, tạo ra nền tảng hấp dẫn để thu hút người dùng quay trở lại. 

– Tăng khả năng giữ chân người dùng:

Cập nhật thời gian thực duy trì sự quan tâm của người dùng, giúp họ truy cập thông tin nhanh hơn, từ đó tăng tỷ lệ giữ chân người dùng.

– Nâng cao hiệu suất ứng dụng:

Web app và ứng dụng di động thường tận dụng các giao thức truyền thông hiện đại lẫn chiến lược truyền dữ liệu được tối ưu hóa, góp phần mang lại hiệu suất ứng dụng tốt hơn.

Bài viết liên quan

Quản lý hiệu suất ứng dụng: Giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp
Quản lý hiệu suất ứng dụng: Giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp

Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng nhiều loại ứng dụng khác nhau để cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng và tăng sức cạnh tranh. Tuy nhi...

– Tăng lợi thế cạnh tranh:

Việc triển khai real-time updating giúp web app trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh bởi các tính năng sáng tạo và tiên tiến.

3. Lưu ý khi cập nhật thời gian thực cho ứng dụng

Để triển khai các bản cập nhật, nhà phát triển phần mềm cần sử dụng các công cụ thích hợp và cần lưu ý một số điều sau:

– Xác định phạm vi của các bản cập nhật:

Developer cần xem xét các phần cần cập nhật như tính năng trò chuyện, thông báo, cập nhật dữ liệu…

– Thiết kế hướng tới trải nghiệm người dùng:

Cập nhật thời gian thực đôi lúc có thể gây mất mật trung nếu không được thiết kế đúng cách, do vậy, nhà phát triển cần đảm bảo các cập nhật rõ ràng và dễ hiểu.

– Chọn công nghệ thích hợp:

Nhà phát triển có thể lựa chọn một trong những loại công nghệ phổ biến như WebSockets, SSE…

– Tối ưu hóa hiệu suất:

Vì các bản cập nhật yêu cầu hệ thống phải nhanh và hiệu quả nên nhà phát triển cần xem xét bộ nhớ đệm, cân bằng tải…

– Kiểm tra hệ thống:

Quá trình cập nhật theo thời gian thực có thể gây lỗi, do vậy nhà phát triển cần kiểm tra các bản cập nhật trước khi khởi chạy.

– Sử dụng xác thực dữ liệu:

Cần thực hiện xác thực dữ liệu nhằm đảm bảo tính bảo mật cho các bản cập nhật.

– Xem xét khả năng tương thích với thiết bị:

Nếu ứng dụng được sử dụng trên nhiều thiết bị khác nhau, hãy đảm bảo rằng các bản cập nhật thời gian thực tương thích với các thiết bị đó.

– Giám sát hệ thống:

Nhà phát triển cần theo dõi hệ thống để đảm bảo hoạt động trơn tru, phát hiện các vấn để trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.

4. Một số ví dụ về Real-time updating

Cập nhật thời gian thực được áp dụng trong nhiều phần mềm, cho phép người dùng sử dụng nhiều tính năng khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ của Real-time updating:

– Các nền tảng phát video:

Các nền tảng như Netflix, Youtube hoặc Twitch cung cấp các video phân phối theo thời gian thực. Mặc dù hầu hết các video được ghi trước nhưng các sự kiện trực tiếp diễn ra trên nền tảng này được điều chỉnh nhờ cập nhật thời gian thực.

Real-time updating is applied to many platforms such as Netflix, Youtube, and Facebook.

Real-time updating được áp dụng vào nhiều nền tảng như Netflix, Youtube, Facebook. Nguồn: bloganchoi.com

– Các công cụ soạn thảo:

Google Docs hay Microsoft Office 365 là ứng dụng web cho phép nhiều người dùng chỉnh sửa tài liệu cùng một lúc. Các thay đổi trên tài liệu thường được phản ánh theo thời gian thực nhưng đôi lúc sẽ có sự chậm trễ do sự cố đồng bộ hóa.

– Phần mềm bản đồ:

Google Maps hoặc Apple Maps cung cấp các thông tin về điều hướng theo cập nhật giao thông, sau đó đề xuất tuyến đường theo thời gian thực. Điều này giúp cho người dùng có thể tới địa điểm cần đến dễ dàng và nhanh chóng hơn.

– Nguồn cung cấp dữ liệu cho mạng xã hội:

Nguồn cấp dữ liệu của Twitter hoặc Facebook được cập nhật bởi real-time updating.

5. Công nghệ xây dựng ứng dụng Web và ứng dụng di động bằng real-time updating

Có khá nhiều công nghệ giúp xây dựng Web app và ứng dụng di động. Dưới đây là 4 công nghệ phổ biến nhất được các nhà phát triển phần mềm sử dụng:

– WebSocket

WebSocket

WebSocket được xem là một xu hướng nền tảng số, hỗ trợ nhà phát triển cập nhật thời gian thực, giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn. Nguồn: tenten.vn

WebSocket là công nghệ truyền thông cung cấp kết nối song công hoàn toàn. Giao thức này cho phép truyền dữ liệu theo cả hai hướng là cập nhật tức thì lẫn giảm độ trễ. 

WebSocket được sử dụng rộng rãi, phù hợp với các ứng dụng thời gian thực do tính đơn giản, linh hoạt trong việc xử lý truyền dữ liệu.

Ưu điểm của công nghệ WebSocket là cung cấp giao thức hai chiều mạnh mẽ với độ trễ và tỷ lệ lỗi thấp. Tuy nhiên, nhược điểm là không phải trình duyệt nào cũng hỗ trợ công nghệ này, một số trình duyệt hỗ trợ WebSocket có thể kể đến như Google Chrome 14, Opera 12.10 và Internet Explorer 10.

– WebRTC

WebRTC là công nghệ kết nối thời gian thực giữa các trình duyệt web. WebRTC cho phép truyền tải dữ liệu trực tiếp mà không cần cài đặt hoặc plugin bổ sung.

WebRTC thích hợp với các ứng dụng yêu cầu truyền phát âm thanh và video theo thời gian thực.

– HTTP

HTTP là kỹ thuật mô phỏng kết nối thời gian thực bằng cách sử dụng các yêu cầu và phản hồi HTTP lặp lại nhiều lần. Để sử dụng công nghệ này, nhà phát triển cần tạo một mã code ở máy khách để có thể gửi yêu cầu và xử lý phản hồi với máy chủ.

 – API thời gian thực

API thời gian thực cho phép nhà phát triển đẩy nhanh các cập nhật và thông báo từ máy chủ đến máy khách. Các API thời gian thực phổ biến gồm: API RESTful, API GraphQL và các API phát trực tuyến sử dụng các HTTP do máy chủ gửi.

API thời gian thực giúp ứng dụng Web và ứng dụng di động tương thích với nhiều nền tảng khác nhau, từ đó cải thiện trải nghiệm người dùng.

Bài viết liên quan

Microservices và API gateway: Tầm quan trọng và ứng dụng thực tế
Microservices và API gateway: Tầm quan trọng và ứng dụng thực tế

Trong thời đại công nghệ phát triển, việc sử dụng các ứng dụng tích hợp với nhiều nền tảng đã trở thành xu hướng đối với người dùng. Để tạo ra nh...

Kết luận

Phát triển ứng dụng Web và ứng dụng di động là một trong những lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng. Trong đó, real-time updating đóng vai trò cấp thiết, ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm của người dùng, tạo nên những ứng dụng có chất lượng tốt, do vậy nhà phát triển cần hết sức lưu ý tới khía cạnh này.

Hiện nay, trong lĩnh vực công nghệ, BAP Software là một trong đơn vị uy tín cung cấp các dịch vụ phần mềm chất lượng cao tới khách hàng. Nếu bạn có nhu cầu cần hỗ trợ và tư vấn, vui lòng liên hệ ngay với BAP Software! Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi lúc mọi nơi.