Quản lý hiệu suất ứng dụng: Giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp

Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng nhiều loại ứng dụng khác nhau để cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng và tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, việc ứng dụng hoạt động chậm chạp có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của doanh nghiệp. Vậy làm sao để có thể quản lý hiệu suất ứng dụng hiệu quả? Chúng ta có thể tìm đến các công cụ quản lý hiệu suất phần mềm nào để giải quyết vấn đề này? Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn được giải pháp hữu hiệu nhất.

Quản lý hiệu suất ứng dụng là gì?

What is application performance management?

Để cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu suất vận hành, doanh nghiệp cần có giải pháp quản lý hiệu suất ứng dụng phù hợp. Nguồn: stackify.com

Quản lý hiệu suất ứng dụng (APM) là quá trình sử dụng các công cụ từ xa nhằm theo dõi hiệu quả hoạt động của ứng dụng, xem xét tính năng nào hoạt động chậm chạp và tính năng nào đang hoạt động tốt. 

Mục đích chính của việc quản lý hiệu suất phần mềm là cải thiện trải nghiệm người dùng, giúp họ sử dụng ứng dụng dễ dàng, liền mạch và mượt mà hơn. 

APM đóng vai trò quan trọng với các doanh nghiệp bởi đây là một trong những yếu tố giúp duy trì lợi thế cạnh tranh. APM có thể mang lại một số lợi ích như:

  • Cải thiện trải nghiệm người dùng cuối
  • Hạn chế thời gian ngừng hoạt động và nâng cao tính khả dụng
  • Xác định và giải quyết các tắc nghẽn hiệu suất
  • Hỗ trợ doanh nghiệp  phân bổ nguồn lực hiệu quả
  • Hỗ trợ phát triển linh hoạt và tích hợp liên tục

Thành phần chính của APM gồm:

  • Giám sát trải nghiệm người dùng cuối
  • Khám phá và lập mô hình kiến trúc ứng dụng thời gian chạy
  • Hồ sơ giao dịch do người dùng xác định
  • Giám sát chuyên sâu thành phần
  • Phân tích và báo cáo 

Công cụ hỗ trợ quản lý hiệu suất ứng dụng

Các công cụ hỗ trợ quản lý hiệu suất phần mềm thường được thiết kế để xem xét một khía cạnh cụ thể của ứng dụng. Dưới đây là một số công cụ giúp nhà quản lý theo dõi hiệu suất phần mềm.

  • Công cụ giám sát SolarWinds
SolarWinds monitering tool

SolarWinds là công cụ giúp quản lý hiệu suất phổ biến và được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Nguồn: bestpdfvs.life

Giám sát ứng dụng và máy chủ SolarWinds là một trong những công cụ quản lý hiệu suất phần mềm dễ sử dụng, đáng tin cậy, có nhiều tính năng cốt lõi khiến nó cực kỳ hữu ích cho việc giám sát, báo cáo và lập kế hoạch ứng dụng.

  • Trình giám sát ứng dụng ManagedEngine

ManagedEngine là một công cụ giám sát ứng dụng và các phần mềm thứ ba liên kết với ứng dụng đó. Nó giám sát hiệu suất phần mềm và máy chủ của bạn để cung cấp số liệu thống kê theo thời gian thực, từ đó giúp bạn có được cái nhìn nhất quán về tình trạng ứng dụng của bạn.

ManagedEngine hỗ trợ hơn 100 ứng dụng, gồm cả ứng dụng đám mây và ứng dụng dành cho máy chủ, máy ảo, cơ sở dữ liệu…

  • Giám sát hiệu suất ứng dụng Dynamics

Ứng dụng Dynamics là công cụ quản lý hiệu suất phần mềm bằng cách tự động khám phá chúng, tạo bản đồ kết nối, theo dõi và kiểm tra hiệu suất tổng quan cho ứng dụng.

  • Quản lý hiệu suất ứng dụng Dynatrace
Dynatrace application performance management

Dynatrace theo dõi hiệu suất phần mềm bằng phương pháp khảo sát lấy mẫu truyền thống. Nguồn: thoibaonganhang.vn

Dynatrace là một công cụ phổ biến giúp phát hiện và khám phá các microservices có trong ứng dụng. Dynatrace có thể theo dõi cách thức ứng dụng của bạn giao tiếp và đánh giá chất lượng các tính năng.

Dynatrace sử dụng công nghệ PurePath để phân tích, xác định nguyên nhân khiến ứng dụng phản hồi chậm.

  • Quản lý hiệu suất ứng dụng Broadcom DX

Quản lý hiệu suất ứng dụng Broadcom DX là công cụ chủ động xác định và giải quyết các vấn đề trên nhiều ứng dụng khác nhau như ứng dụng vật lý, ứng dụng ảo, đám mây, thiết bị di động…

Broadcom DX tích hợp các khả năng AI/ML, DX APM tương quan và phân tích dữ liệu người dùng để cải thiện hiệu suất. 

Ngoài ra, Broadcom DX còn giám sát, phân tích toàn diện để cải thiện trải nghiệm người dùng, cung cấp thông tin chi tiết về trải nghiệm kỹ thuật số, hiệu suất và cách sử dụng phần mềm.

Quy trình quản lý hiệu suất ứng dụng

Application performance management process

Khai thác các công cụ quản lý hiệu suất phần mềm đúng quy trình không chỉ mang lại lợi ích về mặt kỹ thuật mà còn mang lại lợi ích thương mại. Nguồn: dynatrace.com

Để triển khai quá trình quản lý hiệu suất phần mềm hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Thiết lập mục tiêu hiệu suất

Nhà quản trị cần thiết lập mục tiêu quản lý hiệu suất rõ ràng với lộ trình cụ thể giúp nhân viên xác định được các nhiệm vụ cần hoàn thiện.

Bước 2: Chọn giải pháp APM thích hợp

Sau khi xác định mục tiêu cụ thể, nhà quản trị cần xem xét nhu cầu và tình hình của doanh nghiệp để chọn giải pháp APM phù hợp.

Bước 3: Kết hợp APM với các công cụ giám sát hiệu suất khác

Để đảm bảo việc quản lý hiệu suất tốt hơn, nhà quản trị cần tích hợp APM với các công cụ giám sát có sẵn để tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có.

Bước 4: Mở các buổi đào tạo cho nhân viên

Nhà quản lý cần trang bị cho nhân viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết để quản lý và tối ưu hóa hiệu suất ứng dụng hiệu quả.

Bước 5: Liên tục theo dõi, phân tích và cải thiện ứng dụng

Nhà quản trị cần thường xuyên phân tích dữ liệu hiệu suất, xác định xu hướng, phát hiện lỗi, xác định nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục lỗi để duy trì hiệu suất tối ưu.

Vai trò của quản lý hiệu suất ứng dụng với doanh nghiệp

Application performance management

Quản lý hiệu suất ứng dụng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và uy tín của doanh nghiệp .Nguồn: scnsoft.com

Hoạt động theo dõi hiệu suất phần mềm quyết định phần nào tới thành công của doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích mà quá trình quản lý hiệu suất phần mềm mang lại cho doanh nghiệp:

  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng

APM là công cụ giúp xác định lỗi và các vấn đề xảy ra trong ứng dụng hiệu quả, từ đó giải quyết vấn để và cải thiện chất lượng của ứng dụng, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

  • Giảm chi phí hoạt động

Các nhà phát triển dùng các công cụ APM để tính toán lượng dữ liệu, tài nguyên, khả năng điện toán cần thiết giúp cho doanh nghiệp phát triển. 

Khi doanh nghiệp biết được khả năng làm việc của từng cá nhân, họ có thể xác định được những nhân viên làm việc hiệu quả và những nhân viên cần được hỗ trợ. Từ đó, nhà quản trị sẽ đưa ra các quyết định phân bổ nguồn lực, mở các lớp đào tạo, … nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, giảm chi phí hoạt động.

  • Cải tiến sản phẩm hiệu quả

Quản lý hiệu suất phần mềm không chỉ giúp nhân viên làm việc hiệu quả, nâng cao năng suất lao động mà còn cải thiện chất lượng sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất.

Quản lý hiệu suất phần mềm vừa gia tăng năng suất lao động, vừa giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa nguồn lực và tài nguyên của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh mong muốn.

  • Cải thiện văn hóa doanh nghiệp

Một số doanh nghiệp sử dụng các ứng dụng nội bộ để trao đổi thông tin và tăng tính gắn kết giữa các nhân viên. Do vậy, quản lý hiệu suất phần mềm cũng góp phần giúp nhà quản trị xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc trưng, tạo môi trường làm việc tích cực, hiệu quả và toàn thể nhân viên nỗ lực vì sứ mệnh chung của doanh nghiệp.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của BAP Software về quản lý hiệu suất ứng dụng, quy trình, và các công cụ hỗ trợ quản lý hiệu quả. BAP Software hiện là một trong những đơn vị uy tín cung cấp các dịch vụ công nghệ, phát triển phần mềm theo nhu cầu của thị trường. Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ với BAP Software!