Mobile App Testing là gì? Vì sao Mobile App Testing quan trọng?

Cùng với công nghệ tiên tiến hiện đại, điện thoại thông minh đã ra đời thúc đẩy sự phát triển của hàng loạt các ứng dụng di động phục vụ người dùng. Tuy nhiên, để tạo ra một ứng dụng hoàn hảo, các nhà phát triển thường tốn khá nhiều công sức và trải qua hàng loạt các cuộc kiểm thử, đặc biệt là Mobile App Testing. Vậy Mobile App Testing là gì? Tại sao kiểm thử ứng dụng di động lại quan trọng? Và AI đóng vai trò gì trong giai đoạn kiểm thử này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau!

1. Mobile App Testing là gì?

What is Mobile App Testing

Mobile App Testing là quy trình không thể thiếu khi phát triển một ứng dụng mới. Nguồn: apprient.com

Mobile App Testing là quá trình kiểm nghiệm ứng dụng di động về khả năng sử dụng của nó trước khi được phát hành công khai. Mobile App Testing giúp xác minh xem ứng dụng có đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật hay không.

Để thử nghiệm ứng dụng di động hiệu quả, các nhóm cần thử nghiệm ứng dụng trên màn hình có độ phân giải đa dạng với các phiên bản hệ điều hành khác nhau và hệ thống mạng riêng biệt. Điều này đảm bảo ứng dụng hoạt động hoàn hảo trên nhiều cấu hình thiết bị khác nhau khi được phát hành.

Thông thường, quá trình Mobile App Testing do một nhóm QA phụ trách tiến hành. Việc kiểm thử ứng dụng di động có thể được thực hiện thủ công hoặc áp dụng công nghệ tự động hóa để thực hiện lặp đi lặp lại các kịch bản thử nghiệm.

Quá trình kiểm thử ứng dụng di động gồm:

  • Kiểm tra hiệu suất ứng dụng trên các phiên bản hệ điều hành khác nhau
  • Kiểm tra giao diện của ứng dụng ở cả chế độ chân dung và phong cảnh ở các thiết bị khác nhau
  • Xác thực tính tương thích và hiệu suất của ứng dụng khi chạy trên các cài đặt cụ thể
  • Kiểm tra sự tương thích của ứng dụng với các cảm biến di động
  • Kiểm tra các chức năng GUI (Giao diện đồ họa người dùng) của ứng dụng, bao gồm: Menu, nút điều hướng…

2. Phân loại Mobile App Testing

Phân loại Mobile Testing

Kiểm thử ứng dụng di động được chia thành nhiều loại, thích hợp với từng mục đích của nhà phát triển. Nguồn: codestar.vn

Thử nghiệm ứng dụng di động được thực hiện để kiểm tra từng phần của ứng dụng. Do vậy, sẽ có nhiều loại kiểm thử ứng dụng di động khác nhau, bao gồm:

  • Kiểm thử cài đặt

Có hai loại ứng dụng phổ biến trên điện thoại di động là ứng dụng cài đặt sẵn với hệ điều hành và ứng dụng cài đặt đặc biệt từ các cửa hàng để sử dụng.

Kiểm thử cài đặt được dùng để thử nghiệm với các ứng dụng được cài đặt và gỡ bỏ mà không gây ra bất kỳ sự cố nào cho người dùng.

  • Kiểm thử chức năng 

Thử nghiệm chức năng ứng dụng nhằm mục đích đảm bảo rằng mọi chức năng của ứng dụng đều được thực hiện và hoạt động đạt yêu cầu. Loại kiểm thử này thường được thực hiện trên giao diện người dùng và các luồng của ứng dụng. Nếu chức năng của ứng dụng có vấn đề, người dùng sẽ không ngần ngại gỡ ứng dụng. Vì vậy, đây là một thử nghiệm vô cùng quan trọng. Kỹ thuật viên có thể kết hợp các kịch bản kiểm thử thủ công với kiểm thử tự động để nâng cao hiệu quả của thử nghiệm chức năng.

  • Kiểm tra hiệu năng

Kiểm thử hiệu năng được Tester thực hiện để kiểm tra chất lượng của ứng dụng có đáp ứng được các yêu cầu của thiết bị di động như: Tình trạng giảm pin của thiết bị, chất lượng mạng phủ sóng, truyền tập tin nặng, ít bộ nhớ…

Hiệu năng của các ứng dụng di động bị ảnh hưởng bởi máy chủ và máy khách của ứng dụng. Vì vậy, Tester cần thực hiện kiểm tra hiệu năng của cả máy chủ và máy khách.

  • Kiểm tra rò rỉ bộ nhớ

Rò rỉ bộ nhớ là hiện tượng xảy ra khi một chương trình không trả lại được bộ nhớ tạm thời đã sử dụng để ứng dụng hoạt động bình thường. Kết quả là bộ nhớ khả dụng sẽ hết và làm cho thiết bị chạy chậm hơn thường. Do đó, việc kiểm tra bộ nhớ là cực kỳ cần thiết. Quá trình này được thực hiện bằng cách chạy một ứng dụng trên nhiều thiết bị. Sau đó, người thử nghiệm có thể kiểm tra hiệu suất ứng dụng trên các thiết bị có dung lượng bộ nhớ khác nhau và điều chỉnh ứng dụng để hoạt động tốt với mọi cấu hình.

  • Kiểm thử gián đoạn

Thử nghiệm gián đoạn là quá trình kiểm tra tình trạng bị gián đoạn của ứng dụng trên thiết bị di động khi người dùng sử dụng.  

Các ứng dụng trên thiết bị di động thường có những loại gián đoạn như: Pin, mất mạng, gián đoạn thông báo, gián đoạn quá trình nhắn tin hoặc nhận cuộc gọi, gián đoạn tính năng bật hoặc nghe nhạc.

  • Kiểm thử tính sử dụng

Tester thường sử dụng loại thử nghiệm này để kiểm tra khả năng sử dụng, tính linh hoạt và thân thiện của ứng dụng. Việc kiểm thử này nhằm mục đích đảm bảo trải nghiệm sử dụng ứng dụng của người dùng là dễ dàng và phù hợp.

3. Tại sao Mobile App Testing quan trọng?

Mobile Testing tại sao lại quan trọng

Kiểm thử ứng dụng di động có thể ảnh hưởng tới chất lượng ứng dụng đầu ra và trải nghiệm người dùng. Nguồn: dotcominfoway.com

Mục tiêu cuối cùng của việc thử nghiệm ứng dụng di động là thu hút nhiều người dùng sử dụng hơn. Điều này chỉ khả thi khi ứng dụng của bạn có chất lượng tốt và đã được kiểm thử kỹ càng. Đó là lý do vì sao việc kiểm thử ứng dụng di động lại quan trọng. Để trở thành sản phẩm nổi bật trên thị trường cạnh tranh như hiện nay, ứng dụng của bạn cần thân thiện với người dùng, có thể linh hoạt mở rộng và chất lượng cao.

Ngoài ra, nếu ứng dụng của bạn không được kiểm thử kỹ lưỡng, có nhiều khả năng người dùng sẽ gặp phải các lỗi nghiêm trọng trên thiết bị của họ, điều này có thể dẫn đến trải nghiệm người dùng không tốt, đặc biệt là người dùng mới. Ấn tượng đầu tiên cực kỳ quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ ứng dụng di động nào. Do vậy, có thể người dùng sẽ gỡ cài đặt ứng dụng ngay lập tức nếu gặp bất cứ sự cố ứng dụng hoặc lỗi chức năng không mong muốn nào.

4. Thử nghiệm ứng dụng AI vào Mobile App Testing

Testing AI applications in Mobile App Testing

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quá trình kiểm thử giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đáng kể. Nguồn: imt-soft.com

Cùng với sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo, trong thời gian gần đây, AI đã được ứng dụng vào Mobile App Testing thay cho nhiều công đoạn kiểm thử thủ công. 

Ưu điểm lớn nhất của việc áp dụng AI vào Mobile App Testing là tiết kiệm thời gian và hiệu quả cao. Sử dụng các công cụ dựa trên AI để thực hiện các tác vụ kiểm tra phổ biến sẽ giải phóng thời gian QA để thực hiện việc kiểm thử. Điều này giúp các nhóm phát triển tăng tốc độ phát hành bằng quá trình kiểm tra chất lượng được thực hiện với sự trợ giúp của các bot kiểm tra AI.

Kiểm thử ứng dụng di động bao gồm cả việc kiểm thử tự động theo kịch bản. Do đó, AI có thể tăng thêm giá trị cho nỗ lực thử nghiệm hiện có bằng cách khám phá các ứng dụng trên thiết bị thực tế để đảm bảo tất cả các chức năng hiện có và trải nghiệm người dùng ổn định.

Hiện nay, trên thị trường có khá ít công cụ kiểm thử thiết bị di động dựa trên AI. Tuy nhiên trong tương lai, hình thức kiểm thử này sẽ ngày càng được ưa chuộng và phát triển hơn nữa.

5. Kết luận

Bài viết trên đây đã giới thiệu tới các bạn Mobile App Testing là gì, một số loại kiểm thử di động phổ biến và xu hướng ứng dụng AI vào Mobile App Testing hiện tại và tương lai. Mong rằng đây sẽ là những kiến thức bổ ích mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ công nghệ AI, hãy liên hệ ngay với BAP Software. Với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm cùng hệ thống văn phòng trải dài tại nhiều quốc gia trên thế giới, chúng tôi tin rằng mình sẽ mang lại cho khách hàng những dịch vụ có chất lượng tốt nhất.