1. DeFi – Decentralized Finance là gì?
DeFi là viết tắt của Decentralized Finance hay Tài chính phi tập trung. Đây là một thuật ngữ hoàn toàn mới dựa trên công nghệ blockchain và cryptocurrency. DeFi khác với CeFi.
1.1. Tính năng của DeFi
Có thể xem DeFi là ứng dụng thiết thực nhất của blockchain vì đã tận dụng được các lợi thế của công nghệ này, bao gồm:
Loại bỏ bên thứ ba: Không cần phải thông qua ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc một bên trung gian nào đó như tài chính truyền thống, DeFi cắt bỏ hoàn toàn bên thứ 3 để người dùng có thể duy trì quyền kiểm soát số tiền của họ. Các tranh chấp xảy ra sẽ được giải quyết theo cách thức được chỉ định từ trước.
Hợp đồng thông minh (Smart Contract): Một phương pháp chung để loại bỏ các bên thứ ba vì nó dựa vào logic mã không thể phủ nhận trên mạng blockchain để kích hoạt việc thực thi của nó thay vì sự can thiệp của con người. DeFi thường được hưởng lợi từ các hợp đồng thông minh.
- Tự động hóa:
Sử dụng Smart Contract để đơn giản hóa quy trình nhưng vẫn đảm bảo được tốc độ và tính chính xác với mỗi hợp đồng.
- Tiết kiệm chi phí:
Cắt giảm được chi phí vào vai trò luật sư, nhân sự thực hiện hợp đồng.
- Tự chủ:
Khi đã tham gia, các bên liên quan không phải tuân theo thẩm quyền bên ngoài mà chỉ tuân theo các điều khoản mà họ đã đồng ý trong Smart Contract. Tính năng này cũng giúp họ không bị thao túng từ một trong hai bên, đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho các thỏa thuận hợp đồng.
1.2. Thành phần của DeFi
1.2.1 Yield Farming (Canh tác năng suất)
Yield Farming là khái niệm những người tạo ra được nhiều lợi nhuận nhất có thể từ tài sản họ đã đầu tư bằng việc cung cấp thanh khoản cho các giao thức DeFi.
Yield Farming được thực hiện chủ yếu bằng cách sử dụng token ERC20 trên Ethereum và phần thưởng cũng giống vậy. Một số giao thức sẵn có trong hệ sinh thái DeFi cho phép người tham gia trên toàn cầu khóa crypto của họ lại và kiếm tiền từ đó. Farmer sẽ liên tục chuyển tiền của chính họ theo các giao thức khác nhau để có được mức lợi nhuận cao cho mình.
1.2.2 Liquidity Mining (Khai thác thanh khoản)
Hình thức kiếm tiền bằng cách gửi tiền vào trong một nền tảng, nền tảng đó phát sinh ra lợi nhuận và bạn sẽ được chia lời phần lời đó. Phần thưởng này thường là governance token.
1.2.3 Margin Trading (Giao dịch ký quỹ)
Trong thị trường chứng khoán truyền thống, khi thực hiện giao dịch trong ngày bạn sẽ trả một số tiền nhất định cho người môi giới và bạn được đầu tư gấp nhiều lần số tiền đó. Vào cuối ngày, bạn sẽ phải trả lại số tiền bạn đã vay kèm theo khoản phí, số tiền dư còn lại sau khi đầu tư thành công chính là lợi nhuận của bạn.
Một số nhà cung cấp dịch vụ DeFi cho phép người tham gia thực hiện giao dịch ký quỹ, thay vì là cổ phiếu thì trong thế giới crypto họ sử dụng tiền điện tử.
Lợi ích cốt lõi của DeFi chính là khả năng tiếp cận dễ dàng các dịch vụ tài chính, đặc biệt đối với những người bị tách biệt khỏi hệ thống tài chính hiện tại. Một tiềm năng khác của DeFi đó là các khuôn khổ và module mà nó được xây dựng. Nói theo cách khác, các ứng dụng DeFi tương tác trên các blockchain công khai có khả năng tạo ra những thị trường tài chính, sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới.
2. NFT – Non fungible Token
NFT hay Non-Fungible Token (Token độc nhất) là một loại token mã hóa trên blockchain đại diện cho một tài sản duy nhất. Có thể xem đây là tài sản kỹ thuật số hoàn toàn hoặc là phiên bản token hóa của tài sản trong thế giới thực.
Khái niệm “NFT” đã xuất hiện từ năm 2017 và cái tên CryptoKitties gắn liền với khái niệm này từng dậy sóng thị trường khi làm “tắt nghẽn” mạng Ethereum. Sau hơn 3 năm lớn mạnh, hiện tại hệ sinh thái NFT đã dần hoàn thiện hơn với nhiều mảnh ghép phong phú, đa dạng.
Một NFT token không có khả năng bị phân chia giống như các tiêu chuẩn token khác. Nó được xem như một bằng chứng về quyền sở hữu và tính xác thực trong lĩnh vực kỹ thuật số.
3. Cross Chain
Cross-chain (chuỗi chéo) là giải pháp giúp chuyển tài sản từ chain này sang chain khác, nhằm tối ưu khả năng kết hợp giữa các chain.
4. Potentials of NFT
TVL( Total Value Locked) là tổng lượng tài sản được khóa trong các ứng dụng DeFi. Con số này càng lớn chứng tỏ sức hấp dẫn DeFi đối với người dùng càng cao
TVL của DeFi tiếp tục tăng trưởng và hiện đang ở mốc 43.5 tỷ đô.
5. Rủi ro của Defi
Có thể nói vấn đề rủi ro lớn nhất mà thị trường Defi đang đối mặt chính là Defi hack. Thủ thuật của các hacker ngày càng tinh vi và phức tạp dẫn đến tình trạng có đến 7 dự án bị hack chỉ trong vòng 1 tháng.
Gần nhất là dự án DODO đã tổn thất đến $3,8M vì bị hacker tấn công.
Bên dưới là tổng hợp các dự án đã bị hack mới nhất trong vòng 1 tháng vừa qua (9/3/2021)
6. Hệ sinh thái DeFi
Coinbase Ventures – Open Finance: Đơn vị này đã đầu tư khá nhiều dự án như Reverse (RSR), CELO, Compound (COMP), UMA, Graph (GRT), Near Protocol, DPharma.
Binance Smart Chain: Ngoài Blockchain riêng của mình là Binance Smart Chain thì các dự án khác như Pancakeswap (CAKE), Alpha, Burgerswap (BURGER), Venus (XVS), Spartan Protocol (SPARTA), Bakery (BAKE).
Solana (Build Crypto Apps that Scale)
Huobi Finance Chain
Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị khác cũng đang cố gắng tạo nên Defi Ecosystem của riêng họ, chẳng hạn như: TomoChain (TOMO), Algorand (ALGO), Zilliqua (ZIL), Ontology (ONT), Fantom (FTM), Akropolis (AKRO), IconX (ICX).
7. Gourmet Galaxy
Một trong những dự án điển hình về việc kết hợp Defi và NFT chính là Gourmet Galaxy hiện đang chạy trên Ethereum Blockchain. Dự án này là một nền tảng Yield Farming, hứa hẹn sẽ được phát triển hơn nữa để hỗ trợ Polkadot ecosystem.
Gourmet Galaxy sở hữu 5 sản phẩm chính:
- SUM Swap:
Swap token – Sản phẩm này được xây dựng dựa trên AMM-based swap protocols như SushiSwap và Uniswap.
- GUM Farm: Yield Farming
- GALAXY Markets:
Đây là nơi trao đổi GUM mà người dùng kiếm được từ Farm. Cơ chế hoạt động là: Người dùng sẽ dùng FOOD (1 loại NFT token) để đổi lấy một loại NFT token khác có tên là PLANET theo công thức riêng. Trong đó, đồng PLANET này được biết chỉ tồn tại số lượng nhất định trong NFT Universe và mỗi PLANET chứa đựng một giá trị riêng.
- NFT Universe:
Về bản chất NFT Universe chính là một DApp hoạt động trên Ethereum Blockchain và có dự định sẽ hợp nhất vào Polkadot Ecosystem trong tương lai không xa khi NFT chính thức có mặt trên Polkadot. Có thể xem NFT Universe là một “thế giới trò chơi”, bao gồm nhiều Defi application gamified khác nhau.
Điển hình như Options hay Leverage là những trò chơi mang tính chất như một trading game. Ngoài ra cũng sẽ có những loại trò chơi khác đơn giản hơn có ứng dụng NFT. Đặc biệt PLANET chính là tài sản cốt lõi của toàn bộ hệ sinh thái.
- GUM Pad:
Bằng cách Swap Token theo tỷ lệ cố định các dự án Cryptocurrency có thể huy động vốn thông qua GUM Pad.
8. Phần tham khảo
Một số khái niệm:
AMM (Automated Market Maker): Trái ngược với sàn giao dịch thông thường, giá đặt mua và đặt bán hoàn toàn bằng nhau trên sàn mà không cần người dùng phải tự đặt lệnh. Ngay khi người dùng phát sinh nhu cầu thì lệnh đặt mua hoặc bán sẽ được khớp lệnh ngay lập tức và giá trị của loại tiền trong giao dịch cũng được điều chỉnh bởi thuật toán.
Công thức của Uniswap: x * y = k ( x: số lượng coin/token nhóm thanh khoản; y: số lượng coin/token còn lại; k: hằng số – Điều đó có nghĩa là tổng thanh khoản của nhóm phải luôn cố định. Khi bạn muốn lấy 100 USDT từ bể bạn phải cùng lúc bỏ 100 CAKE vào bể. Tỷ lệ lúc này trong bể là 900 USDT & 1100 CAKE. Tương tự như thế đến lượt tiếp theo, bạn sẽ phải bỏ vào bể 110 CAKE để nhận lại 90 USDT
Off Chain: dùng để chỉ những giao dịch diễn ra bên ngoài Blockchain
On Chain: Là những giao dịch diễn ra và được lưu lại trên Blockchain
9. DAO Maker (DAO) là gì?
DAO Maker được biết đến như một nền tảng hỗ trợ các dự án crypto gọi vốn. DAO Maker sẽ tư vấn những phương thức tham gia có khả năng rủi ro thấp cho các nhà đầu tư nhỏ.
Một số phương pháp gọi vốn đặc trưng của DAO:
- SHO (Strong Holder Offering):
Là một cách thức phân bổ token cho các nhà đầu tư nhỏ căn cứ vào những gì họ đã đóng góp cho dự án
Đối với những người tham gia public sale thì cần phải tham gia whitelist bằng cách kiểm tra những ví được họ sử dụng nhiều nhất.
Mỗi ví sau khi được đăng ký sẽ thông bước kiểm tra lịch sử giao dịch để từ đó tính điểm từ các tiêu chí sau:
Có lịch sử hold một token/coin nhất định
Có hoạt động LP (cung cấp thanh khoản)
- DYCO (Dynamic Coin Offering):
Với DYCO, người tham gia (nhà đầu tư) có thể hoàn trả lại token đã mua
DAO Maker sẽ chấp nhận thu hoàn lại token từ người tham gia DYCO trong trường hợp giá token bị giảm sau khi mua token trên thị trường. Vì thế người tham gia (nhà đầu tư) hoàn toàn không bị rủi ro khi giá trị token giảm đột ngột. Các toke DAO thu hồi sẽ được tự động đốt đi để giảm nguồn cung lưu hành đến 100%
DYCO ra đời với mục đích khuyến khích các dự án có thái độ nghiêm túc và trách nhiệm với token mình đã tạo ra.
- Vending Bond (Trái phiếu mạo hiểm) Là sản phẩm đầu tư mạo hiểm với chỉ số rủi ro gần như bằng 0