Phân biệt DeFi và CeFi

Trong thị trường tài chính tiền kỹ thuật số, có hai hệ thống đã hình thành là CeFi và DeFi. CeFi xuất hiện trước, nhưng DeFi lại là từ khóa được tìm kiếm nhiều hơn. Rất nhiều người dùng băn khoăn về hai khái niệm này. Vậy DeFi, CeFi là gì? Sự khác biệt giữa chúng là như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.

I. Khái niệm DeFi và CeFi

Về cơ bản, DeFi và CeFi là cả hai từ viết tắt và chúng chỉ khác nhau ở chữ cái đầu.

1. DeFi là gì?

DeFi là viết tắt của Decentralized Finance – Tài chính phi tập trung, hay còn gọi là Open Finance – Tài chính mở. Đây là nơi mà trong đó các tổ chức, thị trường, các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung.

Mục đích chính của DeFi là tạo nên một hệ thống tài chính minh bạch và không cần phải ủy thác qua bất kỳ tổ chức nào. Người dùng hoàn toàn có quyền kiểm soát tài sản kỹ thuật số của mình và không ai có quyền kiểm duyệt hay thay đổi mà không có sự cho phép của chính chủ.

What is DeFi

DeFi là gì – Hình ảnh: nextbigwhat.com

2. Một vài ứng dụng của DeFi

  • Các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) như Uniswap, Pancakeswap
  • Các dịch vụ cho vay tự động và thuật toán như Compound, Aeve
  • Các stablecoin DeFi như bitcoin, ethereum,…

3. CeFi là gì?

Trái ngược với DeFi, CeFi là viết tắt của Centralized Finance – Tài chính tập trung, trong đó các thành phần như tổ chức, thị trường, hay các công cụ đều được quản lý tập trung. Cụ thể hơn, các tài sản hay sản phẩm, dịch vụ trong tài chính sẽ được ủy thác cho tổ chức nào đó, là bên thứ ba. Bên thứ ba này có thể là chính phủ, ngân hàng, sàn chứng khoán, các sàn giao dịch, vv,…  

4. Một vài ứng dụng của CeFi

  • Các sàn giao dịch tập trung như Binance, Coinbase, Gemini
  • Các nền tảng staking và lending tiền điện tử như BlockFi, Celsius và Nexo
  • Các stablecoin như USDC (từ Coinbase) và Libra (từ Facebook)
What is CeFi

CeFi là gì – Hình ảnh: bengbenggaming.com

II. Phân biệt DeFi và CeFi

Để người dùng có một cái nhìn tổng quan hơn và rõ nét hơn, hãy cùng điểm qua một số điểm giống và khác nhau giữa hai nền tảng này.

1. Giống nhau

  • Cả hai nền tảng đều bao hàm một số dịch vụ tài chính, cho phép người dùng thực hiện các hoạt động: đi vay, cho vay, gửi tiết kiệm, thanh toán hóa đơn, giao dịch phái sinh, vv,…
  • Cho phép thực hiện giao dịch tiền mã hóa, hoặc người dùng có thể chuyển đổi từ fiat (tiền pháp định) sang tiền mã hóa trên DeFi và CeFi.
  • Cùng hỗ trợ cho các stablecoin (là loại tiền kỹ thuật số phát triển trên nền tảng Blockchain và có giá trị ổn định).
  • Cả hai xu hướng đều ủng hộ việc sử dụng chuỗi blockchain và tiền điện tử.
Similarities between DeFi and CeFi

Sự giống nhau giữa DeFi và CeFi – Hình ảnh: fiahub.com

2. Khác nhau

  • Tính ủy thác

Đây là điểm khác biệt lớn nhất của DeFi và CeFi. Việc ủy thác qua một bên trung gian của CeFi dẫn đến sự thiếu minh bạch, bị thao túng và nhiều vấn đề bất cập khác. Người dùng sẽ bị phụ thuộc vào các tổ chức và không nắm bắt được hết sự lưu thông tài sản của mình. 

Trong khi đó, DeFi tận dụng lợi thế của công nghệ Blockchain là tính minh bạch và phi tập trung để loại bỏ các tổ chức trung gian này. 

  • Quyền truy cập

Tại CeFi, chính vì tính ủy thác nên sẽ hạn chế quyền truy cập của người dùng. Họ không thể kiểm tra mọi thông tin về tài sản của mình.

Với DeFi, người dùng có thể truy cập bất cứ ở đâu, khi nào, miễn là có mạng internet, không hạn chế bất kì ai. 

  • Trải nghiệm người dùng

Một số khía cạnh của CeFi có thiết kế khá giống với không gian tài chính truyền thống. Vì thế nó trở nên quen thuộc và dễ tiếp cận với người dùng hơn so với sự mới mẻ của DeFi.

Difference between DeFi and CeFi

Sự khác nhau giữa DeFi và CeFi – Hình ảnh: cryptoitunes.com

  • Chi phí

Thông thường, các sàn giao dịch CeFi tính phí cao hơn để duy trì nền tảng, trả lương cho nhân viên, cải thiện sản phẩm của họ, cùng nhiều vấn đề khác.

Nền tảng DeFi có chi phí phải chăng hơn vì ở đây không cung cấp dịch vụ lưu ký và đặc biệt là không có nhóm nào tham gia vào quá trình quản trị.

  • An ninh

Các sàn giao dịch tập trung chịu trách nhiệm về bảo mật và cố gắng để duy trì độ bảo mật cao. Tuy nhiên, vẫn có những tình trạng các sàn giao dịch bị tấn công và đánh cắp tiền.

Nền tảng DeFi không có những rủi ro như vậy vì nó không lưu trữ tiền của người dùng. Tuy nhiên, nó vẫn chứa những rủi ro tiềm ẩn.

Steven Becker – Chủ tịch của Maker Foundation từng nhận định rằng: “DeFi và CeFi bổ sung cho nhau. Chúng cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho mọi người và các tổ chức sử dụng quyền lực và khả năng của họ để tạo ra các cơ hội tài chính”. Vì thế mặc dù giữa CeFi và DeFi có nhiều điểm khác biệt, cả hai đều đem lại những lợi ích nhất định cho người sử dụng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người mà sẽ có sự lựa chọn thích hợp là CeFi hay DeFi.