Spring Boot: Lựa chọn tốt nhất cho phát triển Ứng dụng Java

I. Spring Boot là gì? Doanh nghiệp nên chọn Spring Boot nào?

1. Spring Boot là gì?

Spring Boot là một framework xây dựng trên nền tảng Spring MVC, một framework nổi tiếng trong Java. Spring được thiết kế dựa trên 2 nguyên tắc bao gồm: Inversion of Control (IOC) và Dependency Insert (DI), giúp tạo ra mã linh hoạt và dễ bảo trì. 

What is Spring Boot?

Tìm hiểu về khái niệm Spring Boot (Trung Tâm Java)

Ban đầu, Spring giúp đơn giản hóa cấu hình cho các ứng dụng web nhưng vẫn còn phức tạp do sử dụng nhiều file XML. Để giải quyết vấn đề này, Spring Boot ra đời, phiên bản đầu tiên được phát hành vào tháng 4 năm 2014. Với khả năng cung cấp sẵn các thành phần cần thiết và tích hợp với máy chủ Tomcat, Spring Boot giúp triển khai ứng dụng nhanh chóng và đơn giản hơn. Tóm lại, Spring Boot là một framework dễ cấu hình và sử dụng để phát triển các ứng dụng dựa trên Spring.

2. Những đặc điểm chính của Spring Boot

Spring Boot Features

Những tính năng chính của Spring Boot mà lập trình viên nên biết! (GeeksforGeeks)

  • Tự động cấu hình (Auto Configuration)

Spring boot sử dụng chú thích “Spring Boot Application” để tự động thiết lập ứng dụng của bạn dựa trên các thư viện có trong đường dẫn. Nó tự động định cấu hình ứng dụng của bạn dựa trên những gì nó thấy, loại bỏ nhu cầu chỉ định thủ công các hạt trong tệp cấu hình.

  • Tính độc lập (Standalone Nature)

Ứng dụng Spring Boot có thể hoạt động độc lập mà không cần máy chủ bên ngoài, hỗ trợ kiến trúc microservices. Máy chủ nhúng như Tomcat được tích hợp, đơn giản hóa quá trình triển khai.

  • Sẵn sàng cho sản xuất (Production Ready)

Spring Boot tích hợp các công cụ giúp kiểm tra sức khỏe và hiệu suất của ứng dụng. Mô-đun Actuator cung cấp  các endpoint phù hợp để quản lý ứng dụng một cách hiệu quả nhất.

  • Không tạo mã (No Code Generation)

Spring Boot giúp phát triển hiệu quả bằng cách tập trung vào logic nghiệp vụ, loại bỏ nhu cầu cấu hình XML và tạo mã.

  • Cấu hình mặc định (Opinionated Defaults)

Cung cấp các starter POM với cấu hình sẵn cho máy chủ nhúng, JPA và các công nghệ khác, giúp triển khai nhanh chóng nhưng vẫn cho phép tùy chỉnh.

  • Hỗ trợ microservices

Spring Boot tích hợp dễ dàng với Spring Cloud, hỗ trợ xây dựng microservices có cơ sở dữ liệu riêng, dễ mở rộng và quản lý dịch vụ.

  • Máy chủ nhúng (Embedded Servers)

Hỗ trợ các máy chủ nhúng phổ biến như Tomcat, Jetty, và Undertow, cho phép chạy ứng dụng như một ứng dụng Java độc lập mà không cần file WAR.

  • Hỗ trợ plugin mở rộng

Spring Boot có nhiều plugin giúp xây dựng và quản lý ứng dụng. Chẳng hạn như plugin Spring Boot Maven sẽ cho phép đóng gói và khởi chạy ứng dụng một cách dễ dàng.

  • Khả năng tùy chỉnh

Mặc dù có cấu hình mặc định, Spring Boot vẫn cho phép tùy chỉnh các thành phần và thiết lập của ứng dụng.

  • Mở rộng (Extensions)

Dễ dàng kết nối với các công cụ và thư viện khác thông qua các starter, giúp tích hợp nhanh chóng các công nghệ như JPA, Thymeleaf, và Security.

3. Chọn Spring Boot Thymeleaf hay Spring Boot với Angular, React, Vue?

  • Kiểu Server Side Rendering (SSR):

Sử dụng Thymeleaf (một view template engine) để tạo giao diện người dùng phía máy chủ. Thymeleaf kết hợp dữ liệu từ Spring Boot và tạo ra các trang HTML hoàn chỉnh trước khi gửi đến trình duyệt.

  • Kiểu Client Side Rendering (CSR):

Sử dụng các framework như Angular, React, hoặc Vue để xây dựng giao diện người dùng phía client. Các framework này gọi vào REST API của Spring Boot để lấy dữ liệu và sau đó render giao diện trực tiếp trên trình duyệt.

3.1. Server Side Rendering khác gì với Client Side Rendering?

Server Side Rendering khác gì với Client Side Rendering?

Server Side Rendering khác gì với Client Side Rendering? Nguồn: LinkedIn

  • Server-Side Rendering (SSR)

Với SSR, nội dung trang được render trên máy chủ trước khi gửi về trình duyệt của người dùng, giúp trang web hiển thị ngay lập tức với HTML hoàn chỉnh. Một ví dụ điển hình là sử dụng Thymeleaf cùng với Spring Boot, nơi các thành phần HTML được tạo và gửi từ phía máy chủ.

  • Client-Side Rendering (CSR)

Trong CSR, trang web ban đầu được tải trống và sau đó JavaScript trên trình duyệt người dùng sẽ xử lý nội dung. Các framework như React, Angular và Vue, áp dụng CSR để lấy dữ liệu từ REST API của Spring Boot.

Sự khác biệt chính giữa hai phương pháp này là SSR cung cấp tốc độ tải ban đầu nhanh hơn và thân thiện với SEO, nhưng yêu cầu tài nguyên máy chủ lớn hơn. Trong khi đó, CSR giảm tải cho máy chủ và cung cấp trải nghiệm người dùng phong phú hơn sau khi trang tải, nhưng có thể gặp vấn đề với tốc độ tải ban đầu và SEO do sự phụ thuộc vào JavaScript.

3.2. Ưu và nhược của từng loại

Server-Side Rendering (SSR)

Ưu điểm:

  • Tốc độ tải ban đầu nhanh: Trang HTML được render trên máy chủ và gửi hoàn chỉnh đến trình duyệt, giúp nội dung hiển thị ngay lập tức.
  • Thân thiện với SEO: Các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trang vì nội dung đã được render hoàn toàn.

Nhược điểm:

  • Tải trọng máy chủ cao: Máy chủ phải xử lý việc render trang cho mỗi yêu cầu hẳn nhiên nó sẽ dẫn đến tài nguyên máy chủ bị tiêu tốn nhiều.
  • Thời gian phản hồi dài hơn cho tương tác sau: Sau khi tải trang ban đầu, mọi thay đổi trên trang cần gửi lại yêu cầu tới máy chủ để render lại, gây ra thời gian phản hồi chậm hơn.
Những tính chất khác nhau giữa SSR vs CSR (BKHOST)

Những tính chất khác nhau giữa SSR vs CSR (BKHOST)

 

Client-Side Rendering (CSR)

Ưu điểm:

  • Trải nghiệm người dùng phong phú: CSR hỗ trợ các tương tác mượt mà và động trên trang, cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn sau khi trang tải xong.
  • Tải dữ liệu linh hoạt: Có thể tải và cập nhật dữ liệu từ REST API mà không cần tải lại toàn bộ trang.

Nhược điểm:

  • Thời gian tải ban đầu lâu hơn: Trang ban đầu hiển thị rất ít nội dung cho đến khi JavaScript được tải và xử lý, gây ra trải nghiệm người dùng kém hơn ban đầu.
  • Yêu cầu JavaScript: CSR phụ thuộc vào JavaScript, nên không hoạt động tốt trên các thiết bị hoặc trình duyệt không hỗ trợ JavaScript tốt.

II. Thymeleaf là gì? Cách tích hợp Thymeleaf vào Spring Boot

1. Thymeleaf là gì?

Định nghĩa về Thymeleaf

Thymeleaf là một thư viện mã nguồn mở để tạo và xử lý các mẫu HTML5, XHTML hoặc XML trong các ứng dụng Java. Nó hoạt động trong cả môi trường web và không phải web. Thymeleaf là sự lựa chọn phù hợp cho việc phát triển web hiện đại trên nền tảng Java.

Thư viện này hiển thị dữ liệu hoặc văn bản do ứng dụng tạo bằng cách áp dụng các phép biến đổi cho tệp mẫu. Thymeleaf tích hợp hoàn hảo với Spring Framework và là một công cụ hữu ích để cung cấp nội dung XHTML/HTML5 trong các ứng dụng web.

2. Cách để tích hợp Thymeleaf vào Spring Boot

Làm sao để thêm Thymeleaf vào Spring Boot một cách đơn giản

Làm sao để thêm Thymeleaf vào Spring Boot một cách đơn giản (Quantrimang.com)

Bước 1- Thêm dependency: Thêm Thymeleaf vào pom.xml bằng cách thêm dependency.

Bước 2 – Cấu hình Thymeleaf: Đảm bảo rằng cấu hình mặc định của Thymeleaf trong Spring Boot là đủ. Bạn có thể cấu hình thêm trong application.properties nếu cần thiết.

Bước 3 – Tạo template: Tạo các file HTML trong thư mục src/main/resources/templates. Đây là các file template sẽ được Thymeleaf render.

Bước 4 – Controller: Tạo một controller trong Spring Boot để xử lý các yêu cầu và trả về tên của template Thymeleaf cần render.

Bước 5 – Chạy ứng dụng: Khởi chạy ứng dụng Spring Boot. Thymeleaf sẽ tự động render các template dựa trên dữ liệu được cung cấp từ controller.

3. Các thẻ Thymeleaf cơ bản là gì và cách sử dụng chúng?

  • th:text: Dùng để hiển thị nội dung động, thường là giá trị của một biến hoặc biểu thức.
  • th:if, th:unless: Dùng để kiểm tra điều kiện và hiển thị hoặc ẩn các phần tử HTML dựa trên kết quả của điều kiện đó.
  • th:switch, th:case: Thực hiện các hành động khác nhau dựa trên giá trị của một biến, tương tự như câu lệnh switch-case trong các ngôn ngữ lập trình.
  • th:fragment: Định nghĩa một đoạn HTML có thể được tái sử dụng nhiều lần trong các template khác.
  • th:insert, th:replace: Được ứng dụng để chèn (thay thế) một phần của template bằng một đoạn HTML khác.
  • th:field: Liên kết các trường trong form với các đối tượng trong model, thường dùng để tạo các form đăng ký, chỉnh sửa dữ liệu.

III. Kết luận

Nhìn chung, Spring Boot là một framework mạnh mẽ, giúp đơn giản hóa việc phát triển ứng dụng web với tính năng tự động cấu hình và hỗ trợ microservices. Tùy theo nhu cầu dự án, bạn có thể chọn Spring Boot với Thymeleaf cho tốc độ tải nhanh và thân thiện SEO, hoặc kết hợp với Angular, React, Vue để tạo trải nghiệm người dùng phong phú. Với Thymeleaf, việc phát triển giao diện web trở nên đơn giản và hiệu quả, đặc biệt khi tích hợp với Spring Boot.