Ứng dụng phần mềm đã trở thành xương sống của nền kinh tế, là ngành công nghiệp thống trị trong thời đại của chúng ta. Rất nhiều công ty cung cấp giải pháp phần mềm được ra đời. Nếu bạn đang quan tâm về công ty phần mềm hay muốn tìm hiểu thêm về các công ty phần mềm tại Việt Nam, bài viết này là dành cho bạn.
I. Công ty phần mềm là gì?
Công ty phần mềm (Software Company) là các công ty trong ngành công nghiệp phần mềm. Một cách cụ thể, đó là công ty có các sản phẩm chính là các dạng phần mềm, công nghệ phần mềm, phân phối và phát triển sản phẩm phần mềm.
II. Phân loại các công ty phần mềm
Công ty phần mềm có thể được phân thành một số loại như sau:
- Các công ty lớn, sản xuất các phần mềm thương mại như Microsoft, Oracle Corporation, Adobe Systems.
- Các công ty nhỏ hơn sản xuất phần mềm tùy chỉnh cho các công ty khác.
- Các công ty sản xuất các thành phần phần mềm.
- Các công ty sản xuất phần mềm dưới dạng dịch vụ SaaS (Software-as-a-Service).
- Các công ty cung cấp dịch vụ ứng dụng như Salesforce.
III. Các công ty phần mềm lớn tại Việt Nam
Nếu Microsoft là công ty phần mềm lớn nhất thế giới thì ở Việt Nam có những công ty phần mềm lớn nào? Hãy cùng điểm danh qua một số cái tên sau.
1. Công ty phần mềm FPT Software
Được thành lập từ năm 1999, FPT Software là công ty con trực thuộc Tập đoàn FPT. Là một nhà cung cấp dịch vụ Công nghệ thông tin có trụ sở chính tại Hà Nội. Đến nay công ty đã có 58 trụ sở ở nước ngoài như Hoa Kỳ, Đức, Úc, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan,…
FPT Software phục vụ 700 khách hàng lớn, trong đó có hơn 100 khách hàng là công ty thuộc Top 500 tập đoàn hàng đầu thế giới.
2. Công ty phần mềm KMS Technology
Là một trong số ít công ty được đầu tư 100% vốn từ Mỹ với chuyên môn gia công phần mềm. Với hơn 12 năm hoạt động tại Việt Nam, KMS được bình chọn là Top 5 công ty IT và Top 32 nơi làm việc tốt nhất cả nước.
Công ty cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm và các dịch vụ tư vấn để phục vụ khách hàng là các công ty phần mềm và cổ phần tư nhân.
3. Công ty phần mềm CMC Corporation
Với gần 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay CMC đã có tới 12 công ty thành viên và hơn 4500 cán bộ, nhân viên. Hoạt động chính của công ty là những dịch vụ: viễn thông và internet, sản xuất, phân phối và bán lẻ sản phẩm ICT (Công nghệ thông tin và truyền thông), thiết kế phần mềm,…
CMC được biết đến như một đối tác tin cậy và uy tín trong các dự án ICT cấp trung và lớn ở những lĩnh vực: Chính phủ, Giáo dục, Thuế, Bảo hiểm, Điện lực, Ngân hàng,…
4. Công ty phần mềm Global Cybersoft
Global Cybersoft được thành lập vào năm 2000 thuộc tập đoàn Hitachi Consulting (Hoa Kỳ). Năm 2020 công ty chính thức đổi tên thành Hitachi Vantara Việt Nam, cam kết mang lại chất lượng tốt nhất cho khách hàng và cải tiến hoạt động theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Global Cybersoft tập trung vào việc phát triển các hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và tích hợp hệ thống, kiểm định chất lượng phần mềm,…
5. Công ty phần mềm TMA Solutions
Qua hành trình 25 năm phát triển, TMA hiện sở hữu 3800 kỹ sư tài năng tại nhiều chi nhánh trong và ngoài nước.
Công ty cung cấp giải pháp phần mềm cho các ngành tài chính, viễn thông, thương mại điện tử, logistics,…và đã đạt được nhiều chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế như CMMI-L5, TL 9000.
6. Công ty phần mềm MISA
Với 28 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, MISA là cái tên không còn xa lạ đối với các khách hàng Cơ quan nhà nước, khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh tại Việt Nam.
Sứ mệnh của công ty là phát triển các phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin để thay đổi ngành kinh tế và giúp khách hàng thực hiện công việc hiệu quả hơn.
7. Công ty phần mềm BAP Software
Là một công ty trẻ được thành lập từ năm 2016 với nguồn vốn đầu tư lớn từ Nhật Bản. Chỉ với hành trình 6 năm xây dựng và phát triển tại Việt Nam, BAP đã đạt được những thành tựu lớn như: 2 năm liên tiếp thuộc Top 10 ICT Việt Nam, Top 20 Thương Hiệu Vàng Việt Nam được người tiêu dùng tín nhiệm về chất lượng sản phẩm,…
Với đội ngũ chuyên gia công nghệ của mình, BAP không chỉ phát triển phần mềm outsource mà còn cung cấp dịch vụ tư vấn giải pháp phần mềm cho nhiều doanh nghiệp lớn ở Nhật, Việt Nam và các nước nói tiếng Anh.
Như vậy, trên đây là 7 công ty phần mềm lớn và uy tín tại Việt Nam. Mỗi công ty đều có những ưu điểm riêng và luôn cố gắng mang lại cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất.
Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn tìm được đối tác phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp của mình.