NFT là gì và ứng dụng của NFT trong thời đại công nghệ

Theo Google Trends, lượt tìm kiếm và sự quan tâm dành cho từ khóa “NFT” đã tăng mạnh trong năm 2021, thậm chí vượt qua Dogecoin và Ethereum. Nhiều người sẵn sàng chi hàng triệu USD để sưu tầm NFT trong thời gian qua. Vậy NFT là gì và điều gì tạo nên sức hấp dẫn khiến rất nhiều người chịu “đổ tiền” vào nó? Hãy cùng chúng tôi giải mã qua bài viết sau!

I. NFT là gì?

NFT là viết tắt của Non-fungible token – Tài sản không thể thay thế. Trong đó:

  • Non-fungible: Không thể thay thế, mang tính độc nhất.
  • Token: Là một đồng tiền mã hóa, được phát triển dựa trên một đồng coin sẵn có.

NFT là tài sản kỹ thuật số tồn tại và hoạt động dựa trên công nghệ blockchain. Blockchain lưu trữ thông tin dưới dạng sổ cái đảm bảo tính xác thực của tài sản và chủ sở hữu.

Sự ra đời của NFT như một phương pháp đăng ký quyền sở hữu đối với một tài sản đặc biệt. Chẳng hạn: các tác phẩm nghệ thuật; các bộ sưu tập; vật phẩm trong game; sản phẩm âm nhạc; các hình ảnh GIF, video; vv… Chúng được mua bán trực tuyến dưới hình thức thanh toán bằng tiền điện tử. 

Khi mua một bức tranh NFT, không có nghĩa bạn mang bức tranh về nhà, mà là bạn mua quyền sở hữu của bức tranh đó.

What is NFT?

NFT là gì – Hình ảnh: cafef.vn

II. Đặc điểm của NFT

Đặc điểm của NFT là gì mà khiến nó trở nên độc đáo như thế?

  • Tính độc nhất 

Mỗi NFT có một chữ ký kỹ thuật số, do đó NFT là một vật phẩm duy nhất (ở trong nền tảng, hệ sinh thái nhất định nào đó), không thể thay thế hoặc sao chép và không thể trao đổi một NFT này với một NFT khác.

  • Tính khan hiếm

Thông thường, nhà phát hành sẽ giới hạn số lượng NFT để gia tăng mức độ khan hiếm của chúng. Điều này giúp thúc đẩy giá trị của chúng và giúp NFT được định giá cao.

  • Không thể phân chia

Khác với tiền mã hóa khi bạn có thể chia nhỏ tiền để giao dịch. NFT là tài sản nguyên vẹn và không thể phân chia.

futures NFT

Đặc điểm của NFT – Hình ảnh: phongvu.vn

  • Có thể xác minh

Bất kỳ ai cũng có thể xác minh quyền sở hữu và chủ nhân của các tác phẩm NFT thông qua dữ liệu trên blockchain.

III. Ứng dụng của NFT trong thời đại công nghệ

NFT được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong thời đại ngày nay. Theo ông Leon Trương – Chủ tịch Liên minh DTS kiêm Chủ tịch Liên minh Blockchain bền vững BAS: “Mô hình NFT giải quyết nhiều vấn đề rất cụ thể trong từng lĩnh vực, giúp tài sản số khẳng định được giá trị và tăng trưởng trong tương lai”. Hãy cùng điểm qua một số lĩnh vực phổ biến sau:

1. Nghệ thuật

NFT Art là một dạng NFT trong lĩnh vực nghệ thuật. Làn sóng giao dịch NFT trở nên nhộn nhịp hơn nhờ sự xuất hiện của nhiều nghệ sĩ. Trong đó, Grimes (Nữ ca sĩ và nhà sản xuất nhạc nổi tiếng người Canada) đã kiếm được 5,8 triệu USD trong vòng chưa đầy 30 phút nhờ mở bán bộ sưu tập tranh và video âm nhạc NFT. Công nghệ blockchain giúp ngăn chặn vấn đề đạo nhái, nghệ sĩ sẽ yên tâm bảo vệ bản quyền cho các tác phẩm của mình.

Ngoài ra, rất nhiều bức tranh, ảnh NFT được bày bán trên khắp các nền tảng mạng xã hội và người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và giao dịch. 

NFT Pixel art on Behance

NFT Pixel art trên Behance – Hình ảnh: Behance

2. Thời trang

Ngành thời trang cũng không nằm ngoài xu hướng mới của công nghệ thông qua việc ứng dụng NFT vào các bộ sưu tập của mình. 

Ví dụ: Thương hiệu giày thể thao ảo RTFKT Studios đã hợp tác với nghệ sĩ FEWOCiOUS (tên thật là Victor Langlois) để sản xuất hàng loạt giày mới. Với những người mua tiềm năng có thể thử giày ảo trên Snapchat. Kết quả là công ty đã bán được 600 đôi với tổng giá trị 3,1 triệu USD.

3. Thể thao

NFT thể thao là một trong những xu hướng mới lạ và thu hút sự quan tâm của nhiều người. Các NFT này có thể là: các ấn phẩm liên quan đến vận động viên hay những khoảnh khắc đặc biệt các trận đấu, các loại vé tham gia sự kiện thể thao,…

NFT Sport

NFT thể thao – Hình ảnh: vneconomy.vn

4. Gaming

Trong lĩnh vực game, NFT là gì? Đó chính là các nhân vật, vật phẩm, vũ khí, vv,… Người chơi có thể mua bán những NFT đó và kiếm được lợi nhuận. Vì thế, NFT được sử dụng để hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế trong game.

NFT kết hợp với Gaming đã tạo nên một xu hướng rất phổ biến đó chính là Play to Earn (Chơi để kiếm tiền)

Tìm hiểu thêm về Play to Earn tại: Play to Earn là gì? Tất tần tật thông tin xoay quanh trào lưu P2E

Rất nhiều tựa game NFT được phát hành tạo điều kiện cho người chơi trải nghiệm và tạo ra thu nhập. Những trò chơi phổ biến có thể kể đến như: Axie Infinity, The Sandbox, DeFi Warrior, Splinterlands, vv,…

Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu được “NFT là gì?”. Với các ứng dụng kể trên, NFT đã chứng minh được giá trị không nhỏ trong thời đại công nghệ mới. NFT đã mở ra nhiều cơ hội cho creators (các nhà sáng tạo) tạo nên những tác phẩm đặc biệt và kiếm được thu nhập không hề nhỏ, hay mang đến một sân chơi win-win cho nhà phát hành và người chơi trong game NFT. Và còn rất nhiều lĩnh vực nữa mà NFT đã, đang và sẽ khai thác trong tương lai rộng mở này.