SAP S/4HANA là gì? Doanh nghiệp được lợi gì khi triển khai SAP trước 2027

Phân tích dữ liệu là quá trình quan trọng trong quá trình quản lý doanh nghiệp hiện nay và SAP S/4HANA là một trong những hệ thống hỗ trợ cho quá trình này. Các giải pháp từ SAP ERP đang được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, mặc dù vậy vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về phần mềm này. Vậy SAP S/4HANA là gì? Phần mềm này có những tính năng và lợi ích gì với doanh nghiệp? Hãy cùng BAP Software tìm hiểu về phần mềm công nghệ này qua bài viết dưới đây!

1. SAP S/4HANA là gì?

What is SAP S4HANA

SAP S/4HANA là phần mềm sử dụng cơ sở dữ liệu từ SAP HANA. Nguồn: blogs.sap.com

Để hiểu về SAP S/4HANA, đầu tiên chúng ta cần biết rõ SAP HANA là gì. SAP HANA (High – performance analytic appliance) là một hệ thống cơ sở dữ liệu tốc độ cực cao được cung cấp bởi SAP – một công ty phát triển công nghệ phần mềm lớn tại Đức. 

SAP S/4HANA là phần mềm giải pháp SAP ERP thế hệ mới dựa trên cơ sở dữ liệu SAP HANA. ERP là từ viết tắt của cụm từ “Enterprise Resource Planning”, dùng để chỉ một phương pháp quản lý toàn diện các thông tin cốt lõi như kế toán, nhân sự, sản xuất, phân phối và bán hàng.

Hệ thống ERP hiện tại do SAP cung cấp là SAP S/4HANA. Phần mềm này được ra mắt vào năm 2015 dưới dạng hệ thống ERP thế hệ thứ tư. Sự ra đời của phần mềm này cho phép hệ thống trong doanh nghiệp xử lý dữ liệu nhanh chóng và chính xác hơn.

2. Sự khác nhau giữa SAP S/4HANA và SAP HANA

Bởi vì có tên gọi gần giống nhau nên SAP S/4HANA và SAP HANA thường bị nhầm lẫn trong khi hai thuật ngữ này là hoàn toàn khác nhau. 

  • SAP HANA là một hệ thống các giải pháp cơ sở dữ liệu sử dụng công nghệ bộ nhớ trong.

So với các hệ thống ứng dụng thông thường, cơ sở dữ liệu của SAP HANA được triển khai toàn bộ tại bộ nhớ trong. Điều này giúp việc đọc và ghi trên RAM trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

  • Trong khi đó, SAP S/4HANA là một sản phẩm ERP do SAP cung cấp và phần mềm này dựa trên SAP HANA.

Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng SAP S/4HANA và SAP HANA là hai khái niệm hoàn toàn tách biệt, đồng thời SAP S/4HANA chỉ sử dụng một số dữ liệu của SAP HANA.

3. Các tính năng của SAP S/4HANA

Các tính năng của SAP S/4HANA

SAP S/4HANA sử dụng cơ sở dữ liệu và kế thừa nhiều tính năng của SAP HANA. Nguồn: ngsc.vn

SAP S/4HANA sử dụng cơ sở dữ liệu của SAP HANA, do đó kế thừa và phát huy được nhiều tính năng ưu việt của hệ thống này như:

  • SAP S/4HANA giúp loại bỏ một số thành phần trung gian nhằm xử lý dữ liệu với tốc độ cực cao.

Khi SAP S/4HANA ra đời, SAP đã xây dựng lại hoàn toàn giải pháp ERP dựa trên SAP HANA. Chính vì vậy, mô hình dữ liệu được đơn giản hóa hơn, giúp cho tốc độ xử lý nhanh hơn. Không chỉ vậy, quá trình xử lý tốc độ cao còn nhờ vào việc giảm bớt các bảng trung gian, cho phép xử lý tính toán tức thời.

  • UI và UX được cải thiện một cách đáng kể.

Với thế hệ SAP ERP thứ tư, UI/UX đã được sửa đổi đáng kể và cấu hình được đơn giản hóa, dễ dàng sử dụng hơn. Nhờ vậy, số lần chuyển đổi màn hình giảm xuống và cải thiện hiệu quả công việc.

  • SAP S/4HANA tích hợp các chức năng với nhau.

SAP S/4HANA xác định rõ phạm vi cốt lõi bằng việc giảm xử lý những phần dư thừa giữa SCM và CRM. Bên cạnh đó, phần mềm này còn tích hợp hệ thống lõi (OLTP) và hệ thống phân tích (OLAP) nhằm vận hành nhiều hoạt động kinh doanh trên một hệ thống tổng hợp.

OLTP là từ viết tắt của Online Transaction Processing, đây là hệ thống xử lý các giao dịch dữ liệu truyền thống. Hiện nay, OLTP thường được ứng dụng để ghi lại cơ sở dữ liệu trong hệ thống các ngân hàng, ứng dụng trong quản trị kinh doanh, dịch vụ bán lẻ, ngành khoa học máy tính…Có thể thấy, OLTP là hệ thống rất quan trọng đối với nhiều nhóm ngành hiện nay.

OLAP là từ viết tắt của Online Analytical Processing, đây là hệ thống có nhiệm vụ phân tích dữ liệu. Khác với OLTP, hệ thống OLAP có thể xử lý một lượng dữ liệu cực kỳ lớn và hiệu quả.

Hoạt động chủ yếu trong các hệ thống OLAP là các truy vấn lớn dữ liệu mất nhiều thời gian để thực hiện. Hệ thống OLAP có lượng người dùng nhỏ hơn so với hệ thống OLTP, chủ yếu dành cho bộ phận quản lý và nhà phân tích.

4. Lợi ích khi triển khai SAP S/4HANA

Benefits of implementing SAP S4HANA

SAP S/4HANA mang lại nhiều lợi ích cho quá trình quản trị doanh nghiệp. Nguồn:eyeonquality.com

Mục đích của việc giới thiệu hệ thống SAP S/4HANA là cho phép xử lý tính toán nhanh hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng suất lao động đồng thời cho phép truy cập dữ liệu với tốc độ cực cao. Có thể nói, triển khai SAP S/4HANA mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh chóng:

Lợi ích đầu tiên mà doanh nghiệp có được khi triển khai SAP S/4HANA là có thể đưa ra quyết định nhanh chóng bằng cách thực hiện phân tích và báo cáo trên cùng hệ thống.

Để làm được điều này, SAP S/4HANA đã giúp doanh nghiệp thông qua việc quản lý tập trung dữ liệu kinh doanh, theo dõi những sự kiện đang xảy ra trong doanh nghiệp theo thời gian thực để đưa ra quyết định đúng lúc.

  • Xử lý dữ liệu tốc độ cao để cải thiện hiệu quả công việc:

“Cơ sở dữ liệu trong” vận dụng bộ nhớ tính toán của SAP S/4HANA để phân tích lượng lớn dữ liệu thông tin quản lý. Đồng thời, các chức năng xử lý dữ liệu của các hoạt động khác nhau được tích hợp vào một hệ thống giúp giảm thời gian nhập dữ liệu cho từng hoạt động, kết nối việc xử lý nhiều việc khác nhau cũng như đồng bộ hóa dữ liệu.

Nhờ có sự tích hợp và đồng bộ hóa dữ liệu, SAP S/4HANA làm tăng tốc độ phản hồi từ cơ sở dữ liệu bộ nhớ, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.

  • Tận dụng tính năng từ On – premises và Cloud:

Phần mềm SAP S/4HANA hỗ trợ chuyển đổi hệ thống từ On – premises sang Cloud và ngược lại, từ đó tận dụng được tất cả những tính năng của hai môi trường hệ thống này.

On Premises có những tính năng ưu việt như người dùng có thể toàn quyền truy cập dữ liệu với chi phí dài hạn thấp, truy cập dữ liệu mà không cần Internet, chính sách và thủ tục bảo mật dữ liệu vô cùng chặt chẽ, dữ liệu được lưu trong trung tâm dữ liệu riêng biệt.

Trong khi đó, điện toán đám mây Cloud có những tính năng như giúp người dùng truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi, có thể lưu trữ lưu lượng dữ liệu lớn nhưng phụ thuộc vào bên thứ ba khiến cho độ bảo mật thông tin kém hơn. Nhìn chung, các tính năng của On Premise và điện toán đám mây Cloud bù trừ cho nhau.

  • Bảo đảm an ninh:

SAP S/4HANA tăng cường quản trị an ninh cho hệ thống doanh nghiệp bằng cách áp dụng các biện pháp bảo mật như quản lý dữ liệu tập trung, thực hiện kiểm soát nội bộ kỹ lưỡng.

  • Đề xuất những cải tiến mới:

Hệ thống SAP S/4HANA liên kết dữ liệu giữa các phòng ban trong doanh nghiệp, phân tích dữ liệu đầu vào và đề xuất các cải tiến mới.

  • Tối ưu hóa quá trình hoạt động kinh doanh:

Hệ thống SAP S/4HANA cải thiện quy trình vận hành và quản trị kinh doanh bằng các công cụ thông minh. Những công cụ này cung cấp các quy trình kinh doanh tự động, từ mảng tài chính, nhân lực cho tới hoạt động sản xuất, phân phối sản phẩm.

5. Bối cảnh SAP S/4HANA trong vài năm tới

SAP S4HANA 2027, phương thức triển khai SAP S/4Hana

SAP S/4HANA có thể sẽ được nhiều doanh nghiệp sử dụng sau năm 2027. Nguồn: pikon.com

SAP ERP được xem là hệ thống công nghệ tích hợp dẫn đầu thị trường hiện nay. Trong thời gian gần đây, SAP đã thông báo rằng doanh nghiệp này sẽ ngừng hỗ trợ giải pháp ERP kể từ năm 2025. Đây là một trong những vấn đề nan giải trong thời gian tới và SAP cũng xem xét thời gian chuyển đổi hệ thống của người dùng đồng thời sẽ kết thúc hỗ trợ đến hết năm 2027. 

Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần có giải pháp thích hợp để bảo trì cho SAP ERP trước năm 2027.

  • Giải pháp 1: Chuyển đổi hệ thống sang SAP S/4HANA

Giải pháp đầu tiên có thể sử dụng là chuyển đổi sang hệ thống SAP S/4HANA. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý là SAP S/4HANA không dựa trên bất cứ cở dữ liệu nào ngoài SAP HANA.

  • Giải pháp 2: Tiếp tục sử dụng hệ thống SAP ERP

Nếu không sử dụng giải pháp 1, doanh nghiệp có thể cân nhắc tiếp tục sử dụng hệ thống SAP ERP. Sau năm 2027, SAP sẽ không hỗ trợ kỹ thuật cho hệ thống này nữa, nếu có lỗi hệ thống thì sẽ không có bản sửa lỗi cập nhật nào được cung cấp. Do vậy, để thực thi phương án này, doanh nghiệp sẽ cần ký kết hợp đồng dịch vụ bảo trì hệ thống với bên thứ ba.

  • Giải pháp 3: Sử dụng sản phẩm ERP của đơn vị khác

Việc chuyển đổi hệ thống sang SAP S/4HANA hay tiếp tục sử dụng SAP ERP đều mất thời gian và tốn nhiều công sức. Do vậy, nếu không muốn sử dụng hai giải pháp trên, doanh nghiệp có thể xem xét sử dụng dịch vụ ERP tại đơn vị khác. 

Kết luận

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin về SAP S/4HANA là gì cũng như lợi ích của việc triển khai SAP S/4HANA trước năm 2027. Có thể thấy rằng, SAP S/4HANA là thế hệ phần mềm SAP ERP tiên tiến, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong hoạt động quản lý.

Việc SAP ngừng hỗ trợ giải pháp ERP có thể xem là cơ hội để doanh nghiệp triển khai SAP S/4HANA. Do đó, đây là thời gian thích hợp để doanh nghiệp tìm hiểu về phần mềm này và cân nhắc sử dụng trong tương lai. 

Tại Việt Nam, có khá nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cũng như dịch vụ SAP. Trong đó, BAP Software cũng là một trong những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ SAP một cách chuyên nghiệp với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng những dịch vụ này, hãy liên hệ với BAP ngay hôm nay!