Testing và Debugging: Sự khác biệt quan trọng

Hiện nay, bất kỳ công ty công nghệ phần mềm nào cũng theo đuổi mục tiêu cung cấp dịch vụ tốt nhất tới khách hàng bằng việc phát triển Web App và Mobile App.Trong quá trình phát triển phần mềm, Testing và Debugging là hai giai đoạn quan trọng trong quá trình tạo ra một ứng dụng chất lượng cao. 

Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu về Testing và Debugging một cách chi tiết, cùng với một số công cụ hỗ trợ hữu ích khác.

1. Testing là gì? Quy trình Testing gồm những bước nào?

What is testing?

Quá trình kiểm thử là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển phần mềm. Nguồn: anhtester.com

Testing là quá trình giúp nhà phát triển phát hiện các vấn để có thể xảy ra trước khi ứng dụng đi vào hoạt động. Quá trình Testing có thể được thực hiện bằng phương pháp tự động hóa hoặc thủ công.

Quy trình Testing bao gồm 8 bước chính:

Hiểu rõ yêu cầu: Người kiểm thử cần nắm rõ các yêu cầu trước khi kiểm thử.

Lập kế hoạch kiểm thử: Nhà phát triển cần lập kế hoạch kiểm thử để xác định mục tiêu, nguồn lực và phương pháp Testing phù hợp.

Triển khai trường hợp Testing: Nhà phát triển xây dựng các trường hợp kiểm thử dựa trên các yêu cầu và kế hoạch có trước.

Xem xét kế hoạch Testing: Người kiểm thử cần xem xét bản phác thảo phạm vi, mục tiêu, phương pháp kiểm thử. Ngoài ra, Tester còn cần xem xét môi trường thử nghiệm, sản phẩm thử nghiệm và kết quả dự kiến.

Thiết lập môi trường thử nghiệm: Tester cần xây dựng môi trường thử nghiệm có phần cứng, phần mềm và các thành phần cần thiết khác.

Tiến hành kiểm thử: Thực hiện quá trình kiểm thử, ghi chép kết quả và phát hiện sai sót.

Theo dõi lỗi: Trong quá trình testing, cần phát hiện và theo dõi cũng như tìm cách khắc phục lỗi.

Kết thúc kiểm tra: Đánh giá quá trình kiểm thử, ghi lại kết quả và kết thúc quá trình.

 

Bài viết liên quan

Tự động hóa thử nghiệm là gì: Tầm quan trọng, lợi ích, hạn chế và quy trình thực tế

Tự động hóa thử nghiệm là gì: Tầm quan trọng, lợi ích, hạn chế và quy trình thực tế

Trong những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, kiểm thử thủ công đã dần được thay thế bởi kiểm thử tự động. Nhờ c...

2. Debugging là gì? Quy trình Debugging. 

What is debugging?

Debugging giúp lập trình viên giải quyết lỗi và cải thiện chất lượng phần mềm. Nguồn: sjinnovation.com

Debugging là quá trình phát hiện lỗi, xác định nguyên nhân của chúng và sửa lỗi đó. Việc gỡ lỗi khá phức tạp và cần các công cụ trợ giúp để gỡ lỗi, góp phần tạo ra các sản phẩm phần mềm chất lượng cao.

Quy trình Debugging gồm có 6 bước, cụ thể như sau:

Phát hiện lỗi: Đầu tiên, lập trình viên sẽ cố gắng tìm ra lỗi bằng cách tìm kiếm manh mối, rà soát mã và xem kết quả đầu ra.

Tái tạo lỗi: Sau khi phát hiện lỗi, bạn có thể tái tạo lỗi để tìm ra các nguyên nhân gây ra lỗi.

Cô lập nguyên nhân: Sau khi tái tạo lỗi, nhà phát triển cần cô lập nguyên nhân gây ra lỗi.

Sửa lỗi: Khi đã xác định được nguyên nhân gây lỗi, nhà phát triển có thể sửa lỗi bằng nhiều phương thức như sửa mã và dữ liệu cần thiết.

Kiểm tra ứng dụng đã sửa lỗi: Để đảm bảo ứng dụng hoạt động bình thường sau khi sửa lỗi, nhà phát triển cần kiểm tra lại một lần nữa.

Lưu lại cách khắc phục: Nhà phát triển cần ghi lại những thay đổi mà họ thực hiện nhằm phục vụ quá trình Debugging trong tương lai.

3. Phân biệt Testing và Debugging

Distinguish between Testing and Debugging

Kết hợp Testing và Debugging giúp xây dựng ứng dụng có chất lượng tốt. Nguồn: testsigma.com

Testing và Debugging là 2 công đoạn cần thiết để đảm bảo chất lượng phần mềm. Bảng dưới đây là một số điểm khác biệt cốt lõi của Testing và Debugging.

TestingDebugging
Mục tiêuXác định lỗi của ứng dụngSửa lỗi lập trình ứng dụng
Yêu cầu về kiến thứcHầu hết các cuộc thử nghiệm đều không yêu cầu kiến thức về mã nguồnDebugging yêu cầu sự hiểu biết chuyên sâu về mã nguồn
Người thực hiệnĐược thực hiện bởi người thử nghiệmĐược tiến hành bởi nhà phát triển phần mềm
Hình thứcCó thể kiểm tra thủ công hoặc tự động hóaDebugging được thực hiện thủ công
Thời điểm thực hiệnTesting được thực hiện sau khi nhà phát triển viết mãDebugging được tiến hành sau khi Testing không thành công

4. Các công cụ hỗ trợ Testing và Debugging

4.1. Các công cụ hỗ trợ Testing

4.1.1. Kobiton

Kobiton là công cụ giúp xây dựng, thử nghiệm, triển khai và phát hành ứng dụng di động, ứng dụng web và thiết bị IoT. Người kiểm thử có thể tự động hóa việc kiểm tra bằng cách sử dụng giải pháp không có tập lệnh do AI điều khiển.

Kobiton phù hợp với nhiều thiết bị và dễ dàng phát lại phiên kiểm thử thủ công trên nhiều thiết bị để nhận phản hồi tức thì về ứng dụng của họ. 

Không chỉ vậy, công cụ này còn cung cấp các API mạnh mẽ và các công cụ tự động hóa thử nghiệm tích hợp cho phép người dùng thực hiện thử nghiệm tự động hóa dễ dàng.

Ưu điểm:

  • Tương thích với nhiều thiết bị khác nhau
  • Cho phép sử dụng miễn phí
  • Trải nghiệm người dùng được đơn giản hóa

Nhược điểm:

  • Gây khó khăn cho người dùng khi đăng nhập vào cửa hàng ứng dụng.

 

Bài viết liên quan

Software Testing là gì? Ứng dụng AI trong kiểm thử phần mềm

Software Testing là gì? Ứng dụng AI trong kiểm thử phần mềm

Software Testing là một trong những công đoạn quan trọng của quá trình phát triển phần mềm. Software Testing bao gồm nhiều cấp độ khác nhau và nhằm mục đích cả...

4.1.2. Testsigma

Testsigma helps automate testing 5 times faster than manual methods.

Testsigma giúp kiểm thử tự động nhanh gấp 5 lần so với phương pháp thủ công. Nguồn: testsigma.com

Testsigma là công cụ tự động hóa thử nghiệm mã nguồn, cho phép tạo thử nghiệm cho các ứng dụng Web, ứng dụng di động và API chỉ trong vài phút. Công cụ này đi kèm với các tính năng cho phép nhà phát triển kiểm tra kết quả từng bước và báo cáo chi tiết được tạo ngay sau khi thực hiện. 

Ưu điểm:

  • Rút ngắn thời gian xây dựng thử nghiệm.
  • Bảo trì dễ dàng.
  • Thực hiện kiểm thử song song.

Nhược điểm:

  • Chi phí sử dụng cao, khoảng $249/tháng.

4.1.3. Selenium

Selenium là công cụ hỗ trợ tạo các lệnh kiểm thử chi tiết, nâng cao quy trình làm việc để việc kiểm thử có tổ chức hơn.

Ưu điểm: 

  • Cực kỳ dễ sử dụng
  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình
  • Có khả năng lưu và chạy lại tập lệnh, mã nguồn mở.

Nhược điểm: 

  • Đòi hỏi người thử nghiệm có nhiều kiến thức kỹ thuật cũng như sử dụng thành thạo công cụ
  • Không có hỗ trợ riêng cho việc báo cáo lỗi.

 

Bài viết liên quan

Mobile App Testing là gì? Vì sao Mobile App Testing quan trọng?

Mobile App Testing là gì? Vì sao Mobile App Testing quan trọng?

Cùng với công nghệ tiên tiến hiện đại, điện thoại thông minh đã ra đời thúc đẩy sự phát triển của hàng loạt các ứng dụng di động phục vụ người dù...

4.1.4. LambdaTest

LambdaTest là nền tảng thử nghiệm đa trình duyệt dựa trên đám mây dành cho các trang web.

Ưu điểm: 

  • Không cần cài đặt để sử dụng
  • Có tính năng cải thiện báo cáo thử nghiệm
  • Tự động hóa nhật ký thử nghiệm chi tiết.

Nhược điểm: 

  • Không có thử nghiệm ứng dụng gốc
  • Báo cáo không hoàn toàn trực quan
  • Chi phí sử dụng khá cao.

4.2. Các công cụ hỗ trợ Debugging

4.2.1. Chrome Dev Tools

Chrome Dev Tools is a software debugging tool provided by Google.

Chrome Dev Tools là công cụ hỗ trợ gỡ lỗi phần mềm cung cấp bởi Google. Nguồn: keycdn.com

Chrome Dev Tools phù hợp với cả ứng dụng web lẫn ứng dụng di động. Với dụng cụ này, nhà phát triển có thể khám phá DOM, CSS và JavaScript cũng như sửa đổi để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Chrome Dev Tools cung cấp các số liệu về phần mềm giúp nhà phát triển theo dõi các thông tin chi tiết cũng như hiệu suất ứng dụng.

Ưu điểm:

  • Giao diện đơn giản, dễ sử dụng
  • Là công cụ tích hợp mà không cần ứng dụng riêng

Nhược điểm:

  • Chỉ đo và thay thế các phép đo của HTML

4.2.2. PyCharm

PyCharm là trình gỡ lỗi phù hợp với các ứng dụng phát triển từ mã Python. PyCharm cho phép nhà phát triển cài đặt quá trình kiểm tra và gỡ lỗi. Ngoài ra, trình gỡ lỗi PyCharm còn hoạt động cùng lúc khi lập trình viên viết mã, nêu bật các lỗi và đề xuất giải pháp phù hợp.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng cài đặt và sử dụng
  • Tiết kiệm thời gian
  • Tích hợp tính năng của thư viện và IDE

Nhược điểm:

  • PyCharm không miễn phí và phí sử dụng bản Professional khá đắt
  • Có thể gây sự cố trong khi sửa chữa các công cụ như venv.

 

Bài viết liên quan

Smoke Testing đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với ngành Q&A?

Smoke Testing đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với ngành Q&A?

Smoke Testing là thuật ngữ vô cùng quen thuộc với giới công nghệ, đặc biệt là đội ngũ phát triển phần mềm. Đây là một kỹ thuật kiểm tra và khắc phục l...

4.2.3. SQL dbForge

SQL dbForge là trình duyệt gỡ lỗi giúp các kỹ sư tự động hóa quá trình phát hiện, sửa chữa lỗi trong ứng dụng. SQL dbForge cải thiện hiệu suất và chất lượng của ứng dụng thông qua công cụ SQL Server và Azure SQL.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng đồng bộ hóa thông tin
  • Lưu trữ và khôi phục cơ sở dữ liệu nhanh chóng
  • Gợi ý code SQL thông minh
  • Báo cáo kết quả bằng biểu đồ trực quan

Nhược điểm:

  • Chi phí sử dụng cao
  • Chỉ hỗ trợ hệ điều hành Windows

4.2.4. Trình gỡ lỗi Telerik

Telerik là trình gỡ lỗi có nhiều phiên bản khác nhau, thích hợp với nhiều loại ứng dụng trên nhiều nền tảng. Telerik cho phép nhà phát triển chặn và xem lưu lượng truy cập giữa ứng dụng và các ứng dụng khác.

Trình gỡ lỗi Telerik hỗ trợ hầu hết các giao thức như HTTPs, WebSocket, gRPC, … Telerik cung cấp các Fiddlers giúp gỡ lỗi theo nhu cầu của nhà phát triển.

Ưu điểm:

  • Giao diện thân thiện với người dùng
  • Có sẵn tiện ích mở rộng
  • Hỗ trợ nhiều giao thức khác nhau

Nhược điểm:

  • Không hỗ trợ thử nghiệm ứng dụng trên Android và Desktop
  • Chi phí sử dụng khá cao

Kết luận

Bài viết trên là toàn bộ thông tin về quy trình Testing và Debugging cũng như các công cụ hỗ trợ Testing và Debugging hiệu quả. Hi vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về hai thuật ngữ này.

Hiện tại, phát triển phần mềm đang là xu hướng công nghệ mà nhiều công ty công nghệ uy tín hướng đến và BAP Software là một trong số đó. BAP Software là đơn vị cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm chất lượng cao tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn về phát triển phần mềm, hãy liên hệ ngay với BAP Software nhé!